Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

LÀM SAO ĐỂ BIẾT KIM CƯƠNG THẬT GIẢ


Làm sao để biết kim cương thật và giả để không bị đánh lừa. Kim cương là một món trang sức sang trọng và quý phái nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số kim cương nhân tạo được sản xuất với công nghệ hiện đại và tinh vị. Làm cách nào để phân biệt được kim cương thật và kim cương nhân tạo? Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin về vấn đề này. 
Giá cả của loại đá quý này đắt theo bội số nhân nên không phải ai cũng dễ dàng sở hữu những viên kim cương đắt tiền. Kim cương nhân tạo đáp ứng phần nào của lượng khách hàng này. Tuy nhiên đôi khi “vàng thau lẫn lộn”, nếu không khéo bạn rất dễ phải bỏ tiền ra với giá trị của kim cương thật mà lại “tậu” về một viên kim cương nhân tạo. Nghệ nhân Trần Hải đã cung cấp cho chúng ta một vài cách phân biệt:

QUAN SÁT BẰNG MẮT THƯỜNG

 Độ lấp lánh: Nhìn xuyên qua mặt bàn, kim cương thật sẽ có độ lấp lánh hơn các chất giả kim cương. Nhìn vào Kim cương thật sẽ thấy một khối nát vụn lấp lánh ở giữa viên kim cương rõ rệt, kim cương giả gần như không có hoặc có nhưng tụ vào tim đáy.

Tính dẫn nhiệt: Kim cương có tính dẫn nhiệt cao hơn bất kỳ loại đá nào, nên trong cùng một môi trường nhiệt độ, khi sờ vào ta sẽ có cảm giác kim cương mát lạnh hơn, nên áp viên đá lên môi, má hoặc những phần nào nhạy cảm của mặt để dễ kiểm tra. Khi hà hơi thổi vào kim cương thật, viên đá sẽ sáng lại (bay hơi) rất nhanh, còn kim cương giả sẽ sáng chậm lại.

 Ánh sáng: Kim cương thật có chiết xuất ánh sáng cao vì thế nó có độ sáng rất trong, kim cương giả có ánh sáng chiết xuất ánh sáng thấp , vì vậy sẽ có màu trắng đục như có một lớp khói mỏng trên bề mặt.

Đường cắt: Khi đặt viên kim cương ngang tầm nhìn và nhìn ngang  hai bên hoặc nhìn từ viền ta sẽ thấy rõ rệt. Kim cương giả sẽ có hai hoặc ba đường cắt ngang bên trong rất mờ.

Nước: Nhỏ một chút nước lên trên bề mặt viên đá, ở kim cương thật quả cầu nước sẽ lan ra rất chậm còn kim cương giả thì quả cầu nước sẽ lan ra rất nhanh.

Ma sát: Mài nhẹ qua giấy nhám, kim cương giả sẽ bị mờ đi, ngược lại kim cương thật thì không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cách này được khuyến cáo là không nên lạm dụng.

QUAN SÁT BẰNG KÍNH LÚP

Kim cương rất cứng (10 Mohs), nhờ đó mà có độ bóng rất cao. Khi kiểm tra giác cắt có vẻ mỏng hơn thực tế, nguyên nhân là do kim cương có độ chiết xuất cao, những chất giả không có cảm quan thu ngắn tời mức độ rõ rệt như thế.

Khi quan sát qua kính lúp, đường tiếp giáp (đường viền) giữa hai giác cắt kim cương thật sắc sảo, sắc cạnh, kim cương giả có các đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh, bị cong  hay bo tròn.

Trên đây là vài kinh nghiệm để giúp phân biệt kim cương thật, giả bằng mắt thường hay thiết bị đơn giản. Ngày nay, với khoa học hiện đại , người ta đã chế tạo ra được máy thử kim cương rất tiện ích. Tuy nhiên, việc dùng việc dùng phương pháp đơn giản hay thiết bị hiện đại để kiểm tra kim cương đều phải chú ý đến điều kiện để việc nhận định được tốt nhất.

 MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN

Tốt nhất là tiến hành nhận định trong môi trường trắng chết như: tường trắng, trần nhà, mặt bàn trắng, đèn trắng...nếu không có được môi trường trắng như trên ta có thể tạo ra bằng cách làm một hộp mica trắng có 5 mặt (1 mặt đáy, 1 mặt trên, 1 mặt trước 50x30 và 2 mặt hông 30x30) và một mẫu giấy trắng xếp gấp.

ÁNH SÁNG

Thường dùng đèn neon có ánh sáng trắng mạnh. Nếu dùng ánh sáng ban ngày để nhận định thì thì chỉ nên dùng ánh sáng ở cửa sổ phía bắc hoặc phía nam.

Không nên dùng ánh sáng mặt trời để nhận định lúc quá sớm (trước 9 giờ sáng) hay quá trễ sau (sau 4 giờ chiều). Bởi vì khúc xạ của khí quyển trong các khoảng thời gian đó làm cho ánh sáng dư màu đỏ sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhận định.

Tất nhiên thời gian nhận định còn tuỳ thuộc vào mùa, vùng, miền, thời tiết của quốc gia và khu vực khác nhau.

Nhận biết kim cương thật – giả bằng mắt thường

Bài viết này được lược dịch từ một tài liệu nước ngoài, đề cập đến việc phân biệt kim cương thật – giả.

Nếu bạn mua một nhẫn kim cương tặng bạn bè, bạn hiển nhiên mong rằng viên kim cương sẽ rất đặt biệt, bền, và quan trọng hơn hết, phải là thiên nhiên. Với thị trường kim cương thật giả lẫn lộn như hiện nay, sẽ rất quan trọng nếu bạn biết được một số cách thức phân biệt giữa kim cương nhân tạo và thiên nhiên.

1 – Kim cương thiên nhiên đều có thiếu sót, hàng giả thì hoàn hảo.
Nhiều người nghĩ rằng một viên kim cương thiên nhiên tuyệt vời thì hoàn toàn không có tạp chất . Điều đó không hẳn chuẩn xác. Kim cương nhân tạo Cubic Zirconia rất hoàn hảo và hoàn toàn không có tạp chất. Còn kim cương thiên nhiên, dù chất lượng rất tốt cũng sẽ có những đường sớ – vân nhỏ, được thể hiện bằng những vết sáng nhỏ trong lòng đá. Kim cương nhân tạo không có tính chất này.

2 – Nhìn sâu vào bên trong viên kim cương của bạn.
Giống như nhìn vào một quả cầu pha lê, khi nhìn vào bên trong viên kim cương, bạn sẽ thấy những dấu vết thiên nhiên với các chứng tích của nó. Kim cương thiên nhiên luôn có một cái gì đó bên trong. Với kính hiển vi, bạn sẽ thấy những tạp chất rất nhỏ bên trong cấu trúc phân tử.

Vì lý do đó, nếu bạn đặt viên kim cương dưới mắt thường của bạn. Và nhìn từ cạnh bên này sang bên kia (chứ không nhìn thẳng góc – trên xuống dưới hay nhìn dưới lên trên), bạn sẽ không thể nhìn xuyên một cách rõ ràng được, vì các tạp li ti đã cản đi một phần năng lượng ánh sáng. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn xuyên qua được, đó là kim cương giả.

3 – Kiểm tra độ cứng của kim cương.
Kim cương thiên nhiên luôn có độ bền và độ cứng đáng kể để cắt kính (kim cương được sử dụng trong công nghệ này). Nếu khi cạ vào kiếng mà kim cương vị trầy xước hoặc bạn có thể tạo được vết trầy, thì đó là giả.

Hai phút kiểm tra kim cương đơn giản:

1 – Kiểm tra bằng đọc chữ.
Nếu viên kim cương của bạn không bị đính trên món trang sức nào, hãy đặt nó lên 1 tờ báo. Nếu bạn có thể đọc xuyên qua và những chữ cái tuy bị xiên do hiệu ứng ánh sáng nhưng vẫn rõ nét, thì đó là kim cương giả. Kim cương thật có những cấu trúc phức tạp mà không dễ dàng để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn. Nó sẽ khiến cho ảnh truyền đi bị mờ hơn.

2 – Kiểm tra bằng giấy nhám.
Kim cương là chất cứng nhất mà chúng ta biết tới. Sẽ là không thể khi cố gắng làm trầy kim cương thiên nhiên. Hãy kiểm tra bằng cách lấy giấy nhám chà nhẹ lên bề mặt. Nếu kim cương bị trầy, thì nó là giả.

3 – Kiểm tra độ chói sáng.
Xem cẩn thận viên kim cương từ trên xuống, và từ mặt bên. Hãy so sánh khả năng độ bóng và sự phản chiến ánh sáng.

Nếu bạn nhìn từ mặt bên có nhiều điểm khác với khi nhìn từ trên xuống, đó có thể là kim cương giả. Vì kim cương giả chỉ được cắt, mài, đánh bóng… sao cho nhìn từ trên xuống nó giống hệt kim cương thật, còn ở mặt bên sẽ rất ít được chú trọng hơn.

Có 12 cách để người tiêu dùng phân biệt kim cương tự nhiên hay giả:

Một viên kim cương tốt khi được cắt tốt. Nhìn từ trên xuống phải có màu trắng.
Cắt không tốt, nhìn từ trên xuống ở giữa viên kim cương có màu đen và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương.


Cách 1: Bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.

Cách 2: Nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.

Cách 3: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hột xoàn lên đường gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sác xuất cao đó là kim cương thiệt.

Cách 4: Thử bằng vạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh dương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các vạch màu, các vạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.

Cách 5: Lấy đèn pin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên đó cách miếng giấy trắng khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thiệt sẽ tản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.

Cách 6: Để viên kim cương lên giấy có chữ, nếu đọc được chữ hoặc thấy vết đen của chữ thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.

Cách 7: Dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.

Cách 8: Hột xoàn thật cắt được kiếng, kiếng trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kiếng có độ cứng 6-7 theo thang độ Mohs, kim cương độ cứng 10.

Cách 9: Hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.

Cách 10: Nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.

Cách 11: Hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).

Cách 12: Kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thấy hình ảnh của kim cương thiệt.

Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại "hột xoàn nhân tạo", có tính chất tương tự như hột xoàn, loại hột xoàn giả đó có tên là moissanite hay tên khác là muassanite, thành phần hóa học siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs.

* Hột xoàn đã nhận vào nhẫn hoặc hột nhỏ hơn 2mm (2 ly) rất khó nhận ra hột xoàn nào thiên nhiên, hột nào nhân tạo.

* Tỷ trọng của moissanite 3,21, nhẹ hơn tỷ trọng 3,32 của diiodmethane (CH2I2) và tỷ trọng của hột xoàn 3,52, vì vậy, moissanite sẽ nổi lên trong dung dịch CH2I2.
           
Cách tốt nhất để mua một viên hột xoàn thiệt, bảo đảm, là nên mua ở những tiệm được nhiều người tín nhiệm.






PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐÁ TỔNG HỢP CUBIC ZIRCINIA
ĐẶC TÍNH QUANG HỌC CỦA ĐÁ QUÝ
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI MUA KIM CƯƠNG
CHỌN NHẪN PHÙ HỢP DÁNG BÀN TAY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét