Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

NHẪN MỸ HIỆN ĐẠI



Nhẫn vàng (real gold) thì giá sẽ luôn cao hơn các kim loại không quý (lẽ đương nhiên!). Đại đa số là vàng 10k hoặc 14k (18k thì rất hiếm, hầu như không có, do độ bền không cao).
Nếu bên trong lòng nhẫn được đóng dấu những chữ sau đây, thì sẽ không phải là vàng thật nhưng vẫn rất đáng sưu tầm: 

Ultrium (đây là “tên chất liệu” độc quyền của hãng Herff Jones, và nó thường được đóng dấu là : “HJ ULT”); Siladium, Valadium.


Hãng Josten’s thường dùng ký hiệu “Josten’s LTM” (chữ LTM là viết tắt của “Lustrium”). 

Hãng Balfour thì có "Celestrium". Các chất này đều ở dạng hợp kim thép không rỉ, tuy không phải là kim loại quý, nhưng chúng lại có những ưu điểm đắt giá : không bao giờ bị xỉn màu và vẻ ngoài trông khá giống với vàng trắng 10k! Chất hợp kim này có chứa một lượng nickel nhất định, nên có thể gây dị ứng trên da cho một số người nếu đeo nhẫn lâu ngày. 
Sterling silver (hợp kim bạc 925) có giá trị cao hơn so với các loại hợp kim thép nói trên. Nhẫn bạc thường được đóng dấu “sterling”, “sterling silver”, “ster silver” hoặc “ster” (có hoặc không kèm theo tên hãng sản xuất bên trong lòng nhẫn). 




Lưu ý : Nhẫn bạc Mỹ giả hiện nay đang được bán tràn lan! Chữ khắc "Silver 92.5", "Silver 92.5%" (hoặc không khắc gì cả) là dấu hiệu dễ nhận ra nhất của nhẫn "made in Vietnam" hoặc "made in Thailand" giả nhẫn Mỹ! => đây thường là loại nhẫn rẻ tiền với đường nét xấu và chất liệu bạc rất tệ!



Riêng hãng Balfour còn có các loại nhẫn đặc biệt, được khắc chữ "Polara Plus" hoặc "Qazar Plus". Nhẫn này có chứa chất palladium, bạc và nickel. Palladium là chất thuộc họ Platinum quý giá, tuy nhiên về giá cả thì loại nhẫn này cũng không hơn nhẫn bạc.


Vàng (real gold) 10k hoặc 14k là loại nhẫn có giá trị sưu tầm cao nhất. Giá trị của nhẫn tùy thuộc vào độ mới-cũ, trọng lượng, trường học, năm học (hoặc là năm tốt nghiệp) và sự sắc sảo của các chi tiết được chạm khắc trên bề mặt nhẫn. 

Phần lớn “gemstone” (đá ngọc) là “thật” (real gemstone) nhưng đều được “cấy” trong phòng thí nghiệm (“lab-grown” - nói nôm na là “đá nhân tạo” cho dễ hiểu). Đá không góp phần làm nên giá trị lớn cho chiếc nhẫn nhưng nếu bị sứt mẻ thì giá nhẫn sẽ giảm đáng kể!

Ngoài chất liệu tạo nên nhẫn thì các hình ảnh tượng trưng trên mặt nhẫn (vật biểu tượng, tiêu ngữ, hình ảnh mang tính sự kiện, ngành học…) cũng rất quan trọng đối với người sưu tầm.

Lưu ý cuối cùng (rất quan trọng cho việc phân biệt “real-fake”) : với chất liệu hợp kim “siêu bền” của nhẫn Mỹ (vàng cũng là "hợp kim vàng"), cho dù có trải qua một thời gian dài thì các chi tiết chạm khắc trên bề mặt vẫn luôn giữ được nét sắc sảo vốn có của nó, rất hiếm khi bị “mòn theo năm tháng” đến độ không còn nhìn rõ nét (loại trừ trường hợp bị trầy xước do va chạm mạnh hoặc được đánh bóng quá nhiều lần!).


Nhẫn Mỹ thường được chia làm 2 loại : "antique finish" (sơn đen kiểu cổ điển, được sử dụng nhiều nhất) và natural finish (hay còn gọi là "satin finish" do hình thức này làm cho bề mặt của nhẫn thêm mịn màng, bóng bẩy). Lớp sơn đen "antique finish" rất bền, lâu phai và nó giúp thể hiện rõ các họa tiết nổi trên nhẫn.


     Nói về chữ Karat:

Đầu tiên thì các bạn cần phân biệt, "karat" khác hoàn toàn với "carat" (phiên âm giống nhau!).

"Carat" (chữ này xuất phát từ "carob" - một loại hạt có nhiều ở các nước Trung Đông) là đơn vị để đo trọng lượng của đá quý, thường gặp là kim cương. 1 carat tương đương với 0.2 gram.

"Karat" (viết tắt : "k" hoặc "kt") lại là một đơn vị để đo độ nguyên chất ("tuổi") của vàng, dựa trên tổng số 24 thành phần. Do đó, 24k nghĩa là 100% vàng nguyên chất!

Tuy nhiên, vàng 24k rất mềm, dễ biến dạng khi va chạm, không thích hợp làm đồ trang sức. Vì vậy mà người ta mới phải pha thêm một số kim loại khác cùng với vàng : nickel, kẽm, bạc, đồng (đỏ), palladium, platinum, nhằm tạo nên một loại "hợp kim vàng" cứng và bền hơn. Chính hỗn hợp vàng và các kim loại khác tạo ra các chỉ số karat khác nhau. 

18k : 18 phần vàng + 6 phần kim loại khác. (75% nguyên chất)
14k : 14 phần vàng + 10 phần kim loại khác (58.3% nguyên chất)
10k : 10 phần vàng + 14 phần kim loại khác (41.6% nguyên chất)

Từ đó, màu sắc của vàng cũng tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn các kim loại khác. Ví dụ : vàng trắng bắt buộc phải được pha nhiều kim loại sáng màu, như : bạc, kẽm, palladium, platinum; vàng hồng đương nhiên sẽ có tỷ lệ đồng đỏ (copper) lớn hơn so với các kim loại khác. 

      Ý nghĩa của những con số được khắc trên chất liệu vàng :

750 : tương đương với 75% độ "nguyên chất" của vàng (18 karat), kiểu ghi này thường được dùng ở châu Âu.
585 & 583 : đúng ra thì vàng 14k nên là con số 583 (14/24 = 0.583333), nhưng hầu hết các nhà sản xuất ở châu Âu lại pha trộn vàng 14k với lượng vàng cao hơn 1 ít, vì vậy mà có con số 585. (điều này được lý giải là "một cách làm tròn số" của các nhà sản xuất nữ trang).
500 : vàng 12 karat.
417 : vàng 10 karat.
375 : vàng 9 karat.


           Bảng quy ước Size chuẩn của nhẫn Mỹ :


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét