Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

TRANG SỨC CỔ TINH TUÝ CỦA VIỆT NAM



Với hơn 100 món trang sức tinh túy được lựa chọn từ kho cổ vật phong phú, bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam đã đem đến công chúng một cái nhìn khá toàn diện từ thời tiền sử đến vương triều Nguyễn...
Sáng 28/4 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã khai mạc triển lãm “Trang sức cổ Việt Nam” nhằm hưởng ứng Festival Nghề truyền thống Huế 2015.
Với hơn 100 món trang sức tinh túy được lựa chọn từ kho cổ vật phong phú của 2 bảo tàng, Bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam đã đem đến công chúng một cái nhìn khá toàn diện từ thời tiền sử đến vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng đóng đô tại Huế.
Đặc biệt và nổi bật là đồ sưu tập hoàng gia triều Nguyễn (từ chúa Nguyễn đến vua Nguyễn)  có niên đại từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Đó là những chiếc trâm cài tóc bằng vàng được trang trí vô cùng tinh xảo; những chiếc bác sơn, vòng tay, nhẫn, hoa tai, thẻ bài, kim bội, kim khánh, ngọc bội, đai lưng bằng vàng, bạc hay ngọc quý.
Đi ngược về thời gian là những chiếc vòng cổ, vòng tai xâu bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân văn hóa Bàu Tró cách đây ngót 5000 năm; hay những hạt chuỗi bằng đá được mài giũa công phu của cư dân văn hóa Phùng Nguyên hơn 4000 năm; rồi các vòng đá, khuyên tai thuộc văn hóa Đồng Đậu cách 3500 năm; và bao tay, vòng tay, khóa thắt lưng bằng đồng thời văn hóa Đông Sơn từ 2000-2500 năm; rồi khuyên tai hai đầu thú, chuỗi hạt đá mã não của cư dân văn hóa Sa Huỳnh cũng tuổi đời hơn 2000 năm…
Có thể nói, bộ sưu tập trang sức cổ Việt Nam được giới thiệu lần này là những sản phẩm tinh túy của người Việt xuyên xuốt chiều dài lịch sử. Nó thể hiện khả năng sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt trên con đường tìm kiếm cái đẹp. 
Triển lãm diễn ra từ 28/4 đến hết 28/6 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, số 3 đường Lê Trực, TP Huế:
Một bộ sưu tập trong triển lãm Trang sức cổ Việt Nam
Một bộ sưu tập trong triển lãm "Trang sức cổ Việt Nam"
Một bộ sưu tập trong triển lãm Trang sức cổ Việt Nam
Vòng cổ bạc thế kỷ 19-20 triều Nguyễn 
Một bộ sưu tập trong triển lãm Trang sức cổ Việt Nam
Phiến đai lưng áo ngọc bọc vàng nạm đá quý 
Ngọc Như Ý
Ngọc Như Ý
Ngọc Như Ý
Bác sơn 
Ngọc Như Ý
Vòng tay bằng vàng nạm đá quý thế kỷ 18 thời chúa Nguyễn
Ngọc Như Ý
Trâm hoa thời chúa Nguyễn thế kỷ 18 
Ngọc Như Ý
Trâm hình phượng ngậm đèn lồng thời chúa Nguyễn 
Ngọc Như Ý
Khóa thắt lưng văn hóa Đông Sơn 
Ngọc Như Ý
Bao tay văn hóa Đông Sơn 
Ngọc Như Ý
Khuyên tai hai đầu thú văn hóa Sa Huỳnh cách đây 2000-2500 năm 
Ngọc Như Ý
Hạt chuỗi bằng vàng văn hóa Đồng Nai cách 2500 năm 
Ngọc Như Ý
Vòng cổ xâu bằng vỏ nhuyễn thể của cư dân văn hóa Bàu Tró cách đây ngót 5000 năm - đồ trang sức có tuổi đời lâu nhất trong triển lãm



Theo Dân Trí






Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

ĐÁ QUÝ CŨNG CÓ CHUẨN 4C




Trang sức gắn đá quý kỹ thuật cao

Chất lượng của đá quý được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, mỗi yếu tố trong đó lại liên quan và ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác. Do vậy để đánh giá chất lượng của đá quý khó hơn rất nhiều với việc đánh giá chất lượng kim cương. Với kim cương người ta có thể dễ dàng thống nhất ở chỉ tiêu 4C, nhưng với đá quý thì việc đó khó hơn rất nhiều. Bởi lẽ chất lượng của đá quý được chi phối rất nhiều bởi yếu tố thị hiếu khách hàng.

Cũng giống như việc đánh giá chất lượng kim cương, chất lượng đá quý theo tiêu chuẩn 4C cũng bao gồm:

- Màu sắc: Color
- Độ tinh khiết: Clarity
- Chất lượng chế tác: Cut
- Trọng lượng: Carat weight

1. Màu sắc:
Đối với các loại đá quý nói chung thì màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng. Màu sắc được quyết định bởi 3 yếu tố:

- Gam màu
- Độ bão hoà màu
- Tông màu

Biểu đồ màu theo không gian 3 chiều

Gam màu: Là chỉ một màu nhất định trên biểu đồ màu, đó là các màu cơ bản như: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím,… Theo đúng nghĩa thì mầu trắng và mầu đen không được coi là mầu sắc thực sự: mầu trắng là cảm nhận của mắt người đối với một hỗn hợp đều của tất cả các bước sóng trong vùng nhìn thấy, từ 400 đến 700 nm, còn mầu đen là khi không có một bước sóng nào đập vào mắt người. Màu nâu cũng không được gọi là màu riêng biệt bởi chúng là hoà trộn giữa màu vàng và màu cam. Trong thế giới các loại đá quý thì ruby, emơrot và saphia được coi là tương ứng với 3 màu cơ bản trong tự nhiên là màu đỏ, màu lục và màu lam.

Độ bão hoà màu: chỉ độ tinh khiết hoặc độ tươi xỉn của mầu. Khi xem xét màu sắc của một viên đá quý ở một gam màu cụ thể (chẳng hạn ruby) sự khác nhau về chất lượng của màu sắc (màu đỏ) chính là sự khác nhau về độ bão hoà màu và thông thường thì người ta thường ưa chuộng những loại có độ bão hoà màu cao hơn. Cường độ phát quang mạnh cũng được coi là có độ bão hoà màu cao.

Tông màu: Chỉ mức độ sáng, tối của màu hoặc đó chính là mức độ hấp thụ ánh sáng của đá quý. Màu trắng là màu có 0% tối và màu đen là màu 100% tối. Khi ở độ bão hoà cao nhất các loại đá quý thường có màu tối hơn khi chúng ở độ bão hoà thấp. Ở cùng một độ bão hoà nhưng các loại đá quý có gam màu khác nhau thì cũng có tông màu khác nhau. Chẳng hạn như cùng độ bão hoà nhưng màu tím sẽ có tông màu sáng hơn so với màu vàng. Màu đỏ và màu lục thường có độ sáng như nhau ở cùng cấp độ bão hoà. Khi đánh giá chất lượng màu sắc của đá quý thì tông màu là một yếu tố rất quan trọng.

Quan hệ giữa tông màu và độ bão hoà màu

Việc xác định chính xác mầu của đá quý vẫn chưa đủ, người ta còn phải biết mầu nào là “đẹp” dựa vào thị hiếu của người tiêu thụ. Nói cách khác, chúng ta còn cần phải biết chất lượng thương mại của mầu sắc, vì nó quyết định giá trị của viên đá. Việc phân biệt giữa mầu “đẹp” và mầu “xấu” phải dựa trên thị hiếu chung của người tiêu dùng, dựa trên kinh nghiệm của nhà ngọc học và bị chi phối bởi thị trường. Như vậy, để phân cấp chất lượng mầu sắc đá quý, ta phải thường xuyên tiếp xúc với người mua, người bán, với nhu cầu của thị trường.


Sự khác nhau của độ bão hoà màu (qua ví dụ màu lam)

2. Độ tinh khiết
Độ tinh khiết được hiểu là độ chứa các bao thể và các khuyết tật bên trong và bên ngoài của viên đá. Độ tinh khiết cũng là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của đá quý (sau mầu sắc). Các bao thể trong đá quý có thể là các bao thể rắn, bao thể lỏng, bao thể đa pha hoặc là các khe nứt, vết vỡ được hàn gắn,…



Sự khác nhau của các cấp độ tinh khiết

Khi xem xét ảnh hưởng của các bao thể đến chất lượng đá quý ta cần phải chú ý đến các yếu tố sau:

- Mức độ nhìn thấy của các bao thể: phụ thuộc vào
      + Kích thước của bao thể: Bao thể có kích thước càng nhỏ thì càng ít ảnh hưởng đến chất lượng của đá quý.
     + Số lượng của bao thể: Đá quý càng có ít bao thể càng tốt.
     + Màu sắc của bao thể: Bao thể sáng màu sẽ tốt hơn là bao thể tối màu.
     + Vị trí của bao thể: Các bao thể nằm ở phần đáy hoặc phần rìa thắt lưng sẽ ít ảnh hưởng đến chất lượng đá quý hơn là các bao thể nằm sát phía trên mặt bàn.

- Mức độ ảnh hưởng đến độ bền của viên đá: chủ yếu là các khe nứt, vết vỡ; chúng phụ thuộc vào:
      + Kiểu của khe nứt: Các khe nứt chưa được hàn gắn nhiều khi khó quan sát thấy hơn là các khe nứt khi được hàn gắn tuy nhiên chúng lại làm cho độ bền của bản thân viên đá đó giảm đi. Do vậy nhiều khi chúng ta phải chấp nhận hàn gắn để làm tăng độ bền của đá quý.
      + Vị trí của các khe nứt: Các khe nứt nằm ở đáy (culet) hoặc ở rìa của cạnh thắt lưng sẽ làm cho độ bền của viên đá giảm đi nhiều hơn là các khe nứt phát triển hoàn toàn bên trong viên đá. Các khe nứt phần ở mặt trên (crown) sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hơn là các khe nứt phân bố ở phần dưới (pavilion).

 3. Chất lượng chế tác
Chất lượng chế tác của đá quý phản ánh mối quan hệ giữa vẻ đẹp của viên đá với khối lượng lớn nhất có thể sau khi chế tác. Chất lượng chế tác được đặc trưng bởi các chỉ tiêu sau:

- Hình dạng;
- Kiểu chế tác
- Độ cân đối
- Độ đối xứng
- Độ hoàn thiện.

Các bộ phận của một viên đá đã chế tác

Hình dạng : là hình dạng chung của viên đá, cùng với sự phân bố của các mặt giác.

Hình dạng chế tác và tên gọi của nó

Kiểu chế tác :
- Facet (mài giác): thường áp dụng cho những viên có độ trong suốt cao, gồm các kiểu: kiểu kim cương, kiểu đáy tầng và kiểu hỗn hợp.
- Cabochon (mài khum): áp dụng cho những viên có độ tinh khiết kém, nhiều khuyết tập, hoặc những viên có hiệu ứng sao, mắt mèo.

Độ cân đối: là qua hệ giữa các phần khác nhau của viên đá với đường kính theo thắt lưng. Khi xác định độ cân đối, cần đo một loạt thông số, sau đó so sánh với các yêu cầu kỹ thuật của mỗi kiểu chế tác để đánh giá. Quan trọng nhất là các yếu tố tỷ lệ giữa phần trên và phần dưới, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng. Ở mỗi kiểu chế tác khác nhau thì các tỷ lệ này cũng khác nhau.

Ví dụ: Theo tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng
- Kiểu trái tim có tỷ lệ là 1:1.
- Kiểu ovan có tỷ lệ là 1,5-1,75: 1.
- Kiểu chữa nhật: 1,5:1.

Khi một viên đá chế tác quá nông thì ánh sáng dễ dàng xuyên qua
ít bị phản xạ và độ long lanh sẽ giảm đi rất nhiều

Độ đối xứng: Là tương quan giữa các phần, các bộ phận của viên đá sau chế tác. Khu xem xét ta phải chú ý đến các yếu tố sau:
- Độ lệch của tim đáy.
- Độ lệch của mặt bàn.
- Tỷ lệ của thắt lưng so với chiều dày.
- Mặt bàn có song song với thắt lưng không?.

Độ hoàn thiện: chất lượng bề mặt của viên đá, độ chính xác về hình khối chung và sự sắp xếp của các giác. Độ cân đối thể hiện qua:
- Độ đối xứng : độ chính xác về hình dạng và sự sắp xếp của các giác mài.
- Độ bóng : chất lượng bề mặt của viên đá.

Dựa vào tất cả các chỉ tiêu trên, người ta chia chất lượng chế tác thành các cấp sau đây:
- Chế tác rất tốt
- Chế tác tốt
- Chế tác trung bình
- Chế tác kém

4. Trọng lượng
Trọng lượng của đá quý được tính bằng carat (1carat = 0.2gram). Giá trị của đá quý tăng rất nhanh theo trọng lượng và tăng theo cấp số nhân.

Khi đánh giá chất lượng đá quý người phân cấp chất lượng cần phải đánh giá tổng thể 4 tiêu chí trên với sự hỗ trợ của các thiết bị cần thiết:

- Để xác định mầu sắc người ta sử dụng các phương pháp sau đây:

+ Các phương pháp trực quan: so sánh với các mẫu chuẩn (tự nhiên và nhân tạo), các bảng mầu chuẩn v.v.
+ Các phương pháp đo mầu: dùng các thiết bị như Color Master của Viện Ngọc Mỹ (GIA), Color Scan của các phòng Ngọc học Mỹ (AGL), các máy đo phổ.

Để xác định mầu chính xác cần có các thiết bị cơ bản là:

- Đèn ánh sáng ban ngày;
- Bộ màu chuẩn;
- Các thiết bị phóng đại tiêu sắc, tương phản khác nhau như kính lúp, kính hiển vi.

Nên nhớ một điều rằng ánh sáng khác nhau sẽ làm cho ta có các cảm nhận khác nhau về màu sắc và do vậy sẽ đưa ra nhận định không chính xác về màu. Cần thiết có thể kết hợp các chế độ chiếu sáng khác nhau để đánh giá, nhiều khi với mỗi gam màu nhất định ta sẽ dùng một chế độ chiếu sáng phù hợp.


Sự ảnh hưởng của ánh sáng tới màu sắc

Để xác định độ tinh khiết người ta dùng kính lúp có độ phóng đại 10X, hoặc dùng kính hiển vi ngọc học.

Trên đây là chất lượng đá quý được đánh giá theo tiêu chí 4C, tuy nhiên trong thực tế chất lượng của đá quý còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đòi hỏi người đánh giá chất lượng phải là một chuyên gia giàu kinh nghiệm mới có thề đưa ra những kết luận chuẩn xác. Các yếu tố khác cần phải xem xét là:

- Đá tự nhiên hay đã được xử lý.
- Các yếu tố của thị trường chi phối: chẳng hạn
+ Khả năng cung, cầu của thị trường
+ Tình hình tài chính của người bán hoặc người mua.
+ Quan hệ giữa người mua và người bán.
+ Nguồn gốc xuất xứ của đá quý,...


 Theo TS. Phạm Văn Long








Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

VÀNG Ở ĐÂY RẺ HƠN VIỆT NAM 13 USD MỖI GRAM




Nhờ chính sách tự do mậu dịch và miễn thuế kinh doanh, mỗi gram vàng 24K ở khu chợ Gold Souk (Dubai) chỉ có giá trên dưới 30 USD.
Kiến trúc lộng lẫy của chợ vàng Gold Souk ở Dubai.
Chợ vàng Gold Souk ở Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE) nằm gọn trong con phố cổ Deira dài chừng 1km, với khoảng 500 gian hàng. Mỗi tiệm rộng vài chục mét vuông với 5-7 nhân viên. Đây là điểm tham quan nổi tiếng của Dubai, luôn nườm nượp khách ra vào.
Chợ vàng với cả trăm chủng loại, nhưng vòng, lắc tay được bày bán nhiều hơn cả. Nhờ chính sách miễn thuế kinh doanh, giá vàng 24K ở khu chợ này khoảng 30 USD mỗi gram. So với Việt Nam hiện tại (ở mức 35,2 triệu mỗi lượng, tương đương 43,5USD cho mỗi gram), vàng ở khu chợ này rẻ hơn chừng 13 USD/gram. Giới kinh doanh tại Dubai cũng cho biết đây là mức giá giao dịch vàng 24K thấp nhất thế giới hiện nay. 
Dây chuyền, vòng cổ cũng là mặt hàng phổ biến ở tất cả các cửa hiệu.
Mỗi sợi dây như thế này có trọng lượng khoảng 40 gram, giá bán tương đương hơn 20 triệu đồng Việt Nam.
Bộ trang sức chế tác theo phong cách của nữ hoàng thời cổ đại có trọng lượng vài kg vàng rất dễ gặp ở khu phố vàng nổi tiếng này.
Vàng được bán theo gram và kilogram thay vì bằng chỉ hoặc lượng như Việt Nam hay bằng ounce như nhiều nơi khác trên thế giới. Giá bán vì vậy không được niêm yết trên từng sản phẩm mà chỉ được xác định bằng máy tính sau khi đã cân trọng lượng.


Chiếc nhẫn lớn nhất thế giới được làm từ 58,7kg vàng ròng cùng 615 viên pha lê được trưng bày tại Gold Souk

Theo vnexpress