Kỳ 1: "ĐẾ CHẾ ĐÁ ĐỎ VÀ NHỮNG TRẬN HUYẾT CHIẾN
Tranh giành lãnh địa, chém giết, siết cò cướp mạng sống của nhau… có một thời, vùng đất Quỳ Châu (Nghệ An) như thế. Có người gọi thời kỳ hỗn mang đó là thời của đế 'chế đá đỏ'.
Lại có tin, một thanh niên trúng viên rubi hàng tỷ đồng trên đồi Tỷ. Đá đỏ ở Quỳ Châu nhiều đến nỗi có cậu bé chăn trâu rỗi việc bới lại những đám đất mà cửu vạn hất lên cũng kiếm được viên đá cả chục triệu đồng.
Đồi Tỷ, một trong những lãnh địa máu thời đó. Nơi đây, từng xảy ra một vụ sập hầm làm chết 47 người. Cũng chính nơi đây, đã xảy ra nhiều trận huyết chiến giữa các băng đảng giang hồ. |
Thời đó, có hàng vạn người đổ xô về Quỳ Châu để tìm vận may. Hàng trăm người bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Không có một con số thống kê chính xác có bao nhiêu người đổ về đây đào đá đỏ, cũng không có một tài liệu nào ghi lại con số những người bỏ xác khi đi tìm cho mình giấc mộng đổi đời.
Người ta chỉ ví von, rằng đêm đêm, những ngọn đèn dầu thắp sáng trong các lán của phu đào đá đỏ còn 'nhiều hơn cả sao trên trời'.
Còn số người chết, nói như Thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh - Phó trưởng phòng CS 113 Công an tỉnh Nghệ An: “Chẳng ai đếm xuể. Ngày nào chẳng có người bị thiệt mạng do sập hầm hoặc do tranh dành lãnh địa. Người chết, họ lấy xác rồi đưa về an táng trong đêm, chẳng thèm báo cho công an”.
Nguyễn Văn Đường, một sát thủ máu lạnh thời 'đế chế đá đỏ' |
Dường như, thời kỳ đó, mạng người rẻ rúng lắm.
Thi thoảng lại có tiếng súng xé tan màn đêm đặc quánh. Một cái siết cò, người ta nghĩ ngay đến một mạng sống vừa bị cướp đi.
Một tiếng khóc hờ trong đêm, người ta nghĩ ngay đến hầm nọ, hầm kia vừa bị sập. Mà những tiếng khóc đó, cũng hiếm lắm, hiếm như viên đá đỏ vẫn mãi trốn sâu trong lòng đất để thách thức lòng tham của con người.
Người chết vì sập hầm, phu đá lại đào bới lên, vứt bên lề đường, lấy chiếu tấp lại rồi thuê xe đưa về nhà. Tuyệt nhiên không có một giọt nước mắt nào rơi, khóc than cho những người xấu số.
Các ổ nhóm giang hồ dần dần được hình thành; mại dâm, ma túy, cờ bạc cũng theo chân viên đá đỏ về với vùng quê nơi miền Tây xứ Nghệ này.
Những cái tên như Phong “trọc”, Tường “lợn”, Phương “tay trái”, Đường “mặt rộ”, Hà “lỳ” mãi mãi là nỗi khiếp đảm đối với người dân đi đào đá đỏ.
Giang hồ thời đó, cũng tuân theo một quy luật muôn thủa: kẻ mạnh là người giẫm trên thân xác người khác; để tồn tại, buộc phải chém giết lẫn nhau.
Muốn trở thành thủ lĩnh, cai trị cả dải đất nhuốm máu này, giang hồ buộc phải đổ máu. Muốn 'cướp số', soán ngôi bá chủ, bắt buộc phải lấy mạng lẫn nhau.
Giang hồ thời kỳ đầu của đá đỏ Quỳ Châu, tức là năm 1990 được phân chia khá rõ ràng theo thế chân vạc. Phía đồi Hoa Cỏ May có Sơn “cụt”, đồi Triệu thì do Tường “lợn” án ngữ.
Còn khu vực đồi Tỷ, là do Phương “tay trái” chỉ huy. Tuy nhiên, thế “tam quốc” đó dần dần rơi vào tay một tên sát thủ có cái tên: Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường.
“Thiên hạ” rơi vào tay Phong “trọc” và Đường “mặt rộ” sau những lần huyết chiến để mở rộng lãnh địa. AK, súng ngắn, lựu đạn là những vũ khí bất di bất dịch của những tên tướng cướp rừng xanh này.
Sẵn sàng nhả đạn, sẵn sàng siết cò… băng nhóm tội phạm do Phong 'trọc' và Đường 'mặt rộ' thời đấy thật sự là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những người dân đi đào đá đỏ.
Kỳ 2: CƠN KHÁT RUBY Ở "LÃNH ĐỊA MÁU"
Một 'đế chế' mới hình thành nơi miền Tây xứ Nghệ: 'đế chế' đá đỏ - 'đế chế' của những trận huyết chiến kinh hoàng để tranh giành lãnh địa, 'đế chế' của máu và nước mắt. Quỳ Châu ngày đó, dường như chỉ có một màu: màu đỏ của những viên Ruby và màu máu...
Màu ruby và màu máu
Đế chế đá đỏ xuất hiện từ khi rộ lên tin đồn: có người đang nghèo rớt mùng tơi, sau một đêm bỗng dưng trở thành tỷ phú vì nhặt được đá đỏ.
Một đồn muời. Mười đồn một trăm. Thế là dòng người tứ xứ lũ lượt đổ xô về Quỳ Châu để mong đổi đời. Giang hồ tứ xứ cũng lũ lượt kéo về đây, xưng hùng, xưng bá, mỗi người cát cứ một phương. Vùng đất Quỳ Châu đang yên bình bỗng dưng trở thành lãnh địa máu với những trận chém giết kinh hoàng.
Đến bây giờ, chẳng ai còn có thể nhớ nổi người tìm thấy đá đỏ đầu tiên ở mảnh đất này, người khơi nguồn lòng tham của con người, để rồi sau đó đưa họ vào cảnh tranh giành, chém giết lẫn nhau là ai. Nghe đâu, vào năm 1989, trong lần đi thăm dò khoáng sản ở khu vực đồi Tỷ (thuộc xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu) một đoàn kỹ sư vô tình phát hiện một viên đá đỏ “lạ” màu tiết bồ câu to bằng đầu ngón tay cái.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó Giám đốc công an tỉnh Nghệ An nhớ lại: Cuối năm 90, đầu năm 91, đấy là lúc vùng Quỳ Châu lên cơn sốt đá đỏ. Hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước đổ xô về đây. Đêm, có tới hàng ngàn người đỏ đèn, trốn lực lượng công an để vào đào đá.
Ngày đó, từ ngã ba Săng lẻ vào đến thị trấn Quỳ Châu, lực lượng công an đã phải lập 3 chốt chặn để kiểm tra người ra vào. Chế độ kiểm tra gắt gao như trong thời chiến. Những ai mang theo nhiều tiền, vũ khí đều bị tạm giữ lại để kiểm tra.
Thế nhưng, công an chặn chỗ này, người dân lại men theo chỗ kia. Con đường độc đạo QL 48 bị chặn, người dân tứ xứ lại men theo đường cánh gà. Trèo đèo, lội suối, vượt rừng… miễn làm sao đến được tới miền đất hứa - nơi có thể nuôi giấc mộng đổi đời là họ đi.
Có vị cán bộ công an còn ví von: người dân ngày ấy đi đào đá đỏ giống như dân công ra hỏa tuyến. Những người là người. Người bạt ngàn cả cánh đồng, làng bản. Dân đi đào đá đỏ, người thì thuê nhà ở trong dân bản, kẻ thì lập trại dã chiến ở ngay gần đồi. Ngày ngủ, đêm đào.
Thường thì mỗi hầm có một người đứng ra cai quản, tự tôn là “bưởng trưởng”. Tính sơ sơ, cả đồi Triệu có tới gần 100 bưởng trưởng. Mỗi bưởng trưởng thường có khoảng 20-30 người đào hầm. Phu đá thời đó, ngoài những vật dụng cần thiết để đào hầm: xà beng, cuốc, rổ.. còn mang theo cả giao bầu.
Đầu năm 1991, thế “tam quốc” bị lật đổ. Thiên hạ thuộc về một tên giang hồ từng có tiền án, tiền sự, nói như một cán bộ công an là “ngồi tù nhiều hơn ở ngoài đời” có cái tên Vi Văn Phong, thường gọi là Phong 'trọc'. Sau những trận huyết chiến, sẵn súng và lựu đạn, kèm theo máu liều lĩnh, Phong 'trọc' sớm thống lĩnh giang hồ về một mối.
Đế chế đá đỏ xuất hiện từ khi rộ lên tin đồn: có người đang nghèo rớt mùng tơi, sau một đêm bỗng dưng trở thành tỷ phú vì nhặt được đá đỏ.
Một đồn muời. Mười đồn một trăm. Thế là dòng người tứ xứ lũ lượt đổ xô về Quỳ Châu để mong đổi đời. Giang hồ tứ xứ cũng lũ lượt kéo về đây, xưng hùng, xưng bá, mỗi người cát cứ một phương. Vùng đất Quỳ Châu đang yên bình bỗng dưng trở thành lãnh địa máu với những trận chém giết kinh hoàng.
Đến bây giờ, chẳng ai còn có thể nhớ nổi người tìm thấy đá đỏ đầu tiên ở mảnh đất này, người khơi nguồn lòng tham của con người, để rồi sau đó đưa họ vào cảnh tranh giành, chém giết lẫn nhau là ai. Nghe đâu, vào năm 1989, trong lần đi thăm dò khoáng sản ở khu vực đồi Tỷ (thuộc xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu) một đoàn kỹ sư vô tình phát hiện một viên đá đỏ “lạ” màu tiết bồ câu to bằng đầu ngón tay cái.
Thấy viên đá lạ, đoàn người này đưa về Hà Nội và nhờ các chuyên gia về đá quý nghiên cứu thử đó là loại gì. Cuối cùng, họ giật mình khi các chuyên gia hàng đầu về đá quý ở Myanmar, Thái Lan... xác nhận đó là viên đá hồng ngọc có tên là Rubi (thường gọi là đá đỏ).
Đây là một loại đá quý đứng đầu trong tất cả các loại đá quý. Viên đá Rubi mà đoàn kỹ sư phát hiện được ở khu vực đồi núi xã Châu Bình được một chuyên gia người Thái Lan mua với giá hơn 600.000USD.
Sau khi bán được viên đá đỏ với trị giá hàng tỷ đồng, kỹ sư địa chất lại âm thầm quay lại Châu Bình và thuê người dân bản địa đào đá đỏ. Cứ mỗi viên đá màu đỏ được tìm thấy, người dân được trả thù lao mấy triệu đồng. Thông tin về đoàn địa chất đang thuê người dân tìm đá đỏ chẳng mấy chốc bị lộ ra ngoài.
Hàng vạn người đổ về đây để tìm vận may. Một đế chế mới hình thành nơi miền Tây xứ Nghệ: đế chế đá đỏ, đế chế của những trận huyết chiến kinh hoàng để tranh giành lãnh địa, đế chế của máu và nước mắt. Quỳ Châu ngày đó chỉ có một màu: màu đỏ của những viên Ruby và màu máu.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó Giám đốc công an tỉnh Nghệ An nhớ lại: Cuối năm 90, đầu năm 91, đấy là lúc vùng Quỳ Châu lên cơn sốt đá đỏ. Hàng vạn người từ khắp mọi miền đất nước đổ xô về đây. Đêm, có tới hàng ngàn người đỏ đèn, trốn lực lượng công an để vào đào đá.
Công an chặn chỗ này, họ lại lẻn chỗ kia. Đẩy đuổi khỏi đồi này, người dân lại trốn sang đồi khác. Tình hình bắt đầu trở nên nóng và phức tạp khi trên địa bàn liên tục xẩy ra các vụ chấn lột, các vụ thanh toán, đâm chém giữa các băng nhóm để tranh giành lãnh địa.
Lãnh đạo công an tỉnh Nghệ Tĩnh đã phải huy động tới trên dưới 100 chiến sỹ tăng cường cho vùng Quỳ Châu. Có cả một trung đội công an 791 cùng với Trạm cảnh sát vùng kinh tế đặc biệt (thường gọi là trạm 34) được thành lập tại “lãnh địa máu” để dẹp yên tình hình.
Ngày đó, từ ngã ba Săng lẻ vào đến thị trấn Quỳ Châu, lực lượng công an đã phải lập 3 chốt chặn để kiểm tra người ra vào. Chế độ kiểm tra gắt gao như trong thời chiến. Những ai mang theo nhiều tiền, vũ khí đều bị tạm giữ lại để kiểm tra.
Thế nhưng, công an chặn chỗ này, người dân lại men theo chỗ kia. Con đường độc đạo QL 48 bị chặn, người dân tứ xứ lại men theo đường cánh gà. Trèo đèo, lội suối, vượt rừng… miễn làm sao đến được tới miền đất hứa - nơi có thể nuôi giấc mộng đổi đời là họ đi.
Có vị cán bộ công an còn ví von: người dân ngày ấy đi đào đá đỏ giống như dân công ra hỏa tuyến. Những người là người. Người bạt ngàn cả cánh đồng, làng bản. Dân đi đào đá đỏ, người thì thuê nhà ở trong dân bản, kẻ thì lập trại dã chiến ở ngay gần đồi. Ngày ngủ, đêm đào.
Đêm nào cũng vậy, đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống, những ngọn đèn dầu của dân đào đá đỏ còn nhiều hơn cả sao trên trời. Trước, người dân ở Châu Bình chỉ có mỗi việc lên rừng tìm củi, xuống suối tìm cá thì nay bỏ hết, lao vào đào đá đỏ.
Một số cán bộ, giáo viên của huyện Quỳ Châu cũng chạy theo cơn sốt, bỏ công việc nhà nước để tìm vận may. Thủ phủ Châu Bình ngày đó được người ta ví là “vùng kinh tế năng động” bậc nhất của Nghệ An.
Những 'lãnh địa máu'
Ban đầu, người dân đổ xô đi đào ở đồi Hoa cỏ may (ráp gianh giữa địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp với Quỳ Châu). Sau một thời gian, phu đá lại chuyển sang đồi Triệu. Cơn sốt đá đỏ thực sự bùng phát khi đoàn người di chuyển từ đồi Triệu sang đồi Tỷ.
Những 'lãnh địa máu'
Ban đầu, người dân đổ xô đi đào ở đồi Hoa cỏ may (ráp gianh giữa địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp với Quỳ Châu). Sau một thời gian, phu đá lại chuyển sang đồi Triệu. Cơn sốt đá đỏ thực sự bùng phát khi đoàn người di chuyển từ đồi Triệu sang đồi Tỷ.
Những địa danh: đồi Triệu, đồi Tỷ cũng là do người dân đi đào đá đỏ khai sinh ra.
Thời kỳ cuối năm 90, khi đó chưa ai phát hiện ra những viên đá Ruby trị giá bạc tỷ ở Đồi tỷ, người dân tập trung về khai thác chủ yếu ở Đồi Triệu. Những cái hố sâu hoắm được đục khoét, lòng sông xanh rì bỗng chốc nhầy nhụa, biến thành màu đỏ quạch.
Thời kỳ cuối năm 90, khi đó chưa ai phát hiện ra những viên đá Ruby trị giá bạc tỷ ở Đồi tỷ, người dân tập trung về khai thác chủ yếu ở Đồi Triệu. Những cái hố sâu hoắm được đục khoét, lòng sông xanh rì bỗng chốc nhầy nhụa, biến thành màu đỏ quạch.
Thường thì mỗi hầm có một người đứng ra cai quản, tự tôn là “bưởng trưởng”. Tính sơ sơ, cả đồi Triệu có tới gần 100 bưởng trưởng. Mỗi bưởng trưởng thường có khoảng 20-30 người đào hầm. Phu đá thời đó, ngoài những vật dụng cần thiết để đào hầm: xà beng, cuốc, rổ.. còn mang theo cả giao bầu.
Như một quy luật khắc nghiệt: ở đâu có đồng tiền, ở đấy thường có tranh chấp và đổ máu. Và nếu cần, họ có thể lao vào nhau, sẵn sàng đâm chém, lấy mạng sống của nhau chỉ vì đá.
Tuy nhiên, những bưởng trưởng này muốn yên tâm làm ăn, phải đặt dưới sự bảo kê của các băng nhóm giang hồ. Ăn chia không đều, hay gian lận, bưởng trưởng đều có thể phải bỏ mạng. Chính sự hà khắc của luật giang hồ nên không ít người đã bỏ xác nơi rừng xanh.
Tuy nhiên, những bưởng trưởng này muốn yên tâm làm ăn, phải đặt dưới sự bảo kê của các băng nhóm giang hồ. Ăn chia không đều, hay gian lận, bưởng trưởng đều có thể phải bỏ mạng. Chính sự hà khắc của luật giang hồ nên không ít người đã bỏ xác nơi rừng xanh.
Giang hồ những năm cuối 90, được phân chia theo thế chân vạc: Đông có Sơn Cụt, Tây có Phương “tay trái” Bắc có Tường “lợn”. Cả 3 thay nhau cai trị một dải đất kéo dài từ ngã 3 Săng Lẻ vào đến thị trấn Quỳ Châu.
Đầu năm 1991, thế “tam quốc” bị lật đổ. Thiên hạ thuộc về một tên giang hồ từng có tiền án, tiền sự, nói như một cán bộ công an là “ngồi tù nhiều hơn ở ngoài đời” có cái tên Vi Văn Phong, thường gọi là Phong 'trọc'. Sau những trận huyết chiến, sẵn súng và lựu đạn, kèm theo máu liều lĩnh, Phong 'trọc' sớm thống lĩnh giang hồ về một mối.
Đế chế đá đỏ từ đây do Phong cai trị. Những cuộc chém giết, cướp bóc, chấn lột, hãm hiếp phụ nữ ngày càng nhiều hơn kể từ khi Phong soán “ngôi vương”.
Phong lên “ngôi vuơng” khi mà đoàn người đào đá đỏ bắt đầu chuyển từ đồi Triệu sang đồi Tỷ. Nghe đâu, tại đồi Tỷ, nhiều người đào được những viên đá có giá hàng trăm ngàn đô. Tại đây, phu đá đã khoét những cái hầm sâu hoắm vào trong lòng đất. Có những hố, sâu tới chừng hàng chục mét mà chỉ một người chui lọt.
Phong lên “ngôi vuơng” khi mà đoàn người đào đá đỏ bắt đầu chuyển từ đồi Triệu sang đồi Tỷ. Nghe đâu, tại đồi Tỷ, nhiều người đào được những viên đá có giá hàng trăm ngàn đô. Tại đây, phu đá đã khoét những cái hầm sâu hoắm vào trong lòng đất. Có những hố, sâu tới chừng hàng chục mét mà chỉ một người chui lọt.
Không biết bao nhiêu mạng người bỏ lại nơi đây vì sập hầm, vì chém giết để tranh giành lãnh địa khai thác. Đồi Tỷ, vì thế còn có người gọi là đồi Tử...
Kỳ 3: NHỮNG CUỘC THANH TRỪNG Ở "THỦ PHỦ ĐÁ QUÝ"
Để tồn tại, giang hồ ở lãnh địa máu buộc phải chém giết lẫn nhau. Thủ phủ đá đỏ đã từng chứng kiến những trận huyết chiến kinh hoàng giữa đại ngàn.
Tử chiến ở đồi hoa cỏ may
Mới là đầu tháng 6, ấy vậy mà gió Lào đã hầm hập thổi, quất thẳng vào mặt nóng ran. May mắn, chúng tôi được Đại tá Thái Doãn Hiệu – Trưởng công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An) dẫn đi thăm lại những địa danh gắn liền với những thăm trầm của viên đá đỏ một thời.
Từ ngã ba săng lẻ, rẽ theo quốc lộ 48, chạy thêm mấy chục km nữa là đến đồi hoa cỏ may, đồi Tỷ và đồi Triệu – những cái tên không hề lạ lẫm đối với những người đi đào đá đỏ.
Chẳng ai có thể hiểu, vì sao người ta lại đặt tên những quả đồi như vậy. Chỉ biết, từ khi dòng người đổ xô về Quỳ Châu khai thác đá đỏ, thì những cái tên đó cũng được khai sinh. Và, những địa danh đó, từng là nơi diễn ra nhiều cuộc thanh trừng đẫm máu. Máu chảy xuống suối. Máu thấm vào cả những viên đá đỏ vẫn trốn sâu trong lòng đất. Đồi hoa cỏ may, chính là nơi xảy ra những trận tử chiến đầu tiên trong thời kỳ đế chế đá đỏ.
Đại tá Thái Doãn Hiệu, trưởng công an huyện Quỳ Châu kể lại những trận chiến giữa các băng nhóm giang hồ. |
Đại tá Hiệu bảo rằng, khởi nguồn của thời kỳ đá đỏ, người ta chủ yếu khai thác ở đồi hoa cỏ may. Gọi là đồi, nhưng thực ra, nó chỉ là một thung lũng bạt ngàn hoa cỏ may nằm tiếp giáp giữa xã Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp) và huyện Quỳ Châu.
Đồi hoa cỏ may cũng chính là nơi mà các băng đảng, bè phái thường dùng làm chỗ lui quân trong thời kỳ hoàng kim của đá đỏ. Là nơi mà các tay giang hồ cộm cán hay tụ tập về đây sau mỗi lần ra tay siết cò, hay lỡ tay lấy đi một mạng người.
Vì thế, những năm mở đầu cho thời kỳ đá đỏ, địa danh này cực kỳ phức tạp. Cũng chính vì thế, cách nơi đây không xa, một chốt chặn của lực lượng công an Nghệ Tĩnh được lập để dễ dàng kiểm soát địa bàn.
Cuối năm 1990, lúc bấy giờ, người dân chủ yếu tập trung về đồi hoa cỏ may để đào đá đỏ. Lúc này, địa bàn này chủ yếu là do người bản địa tự khai thác. Dân tứ xứ đổ về gần như không thể men chân đến nơi này. Nếu có, thì chỉ được phép khai thác ở những địa điểm mà được coi là rất ít đá đỏ.
Cuối năm 1990, lúc bấy giờ, người dân chủ yếu tập trung về đồi hoa cỏ may để đào đá đỏ. Lúc này, địa bàn này chủ yếu là do người bản địa tự khai thác. Dân tứ xứ đổ về gần như không thể men chân đến nơi này. Nếu có, thì chỉ được phép khai thác ở những địa điểm mà được coi là rất ít đá đỏ.
Nơi đây, ngày xưa là "phố sung sướng" với đầy đủ tệ nạn xã hội. Cùng với cơn sốt đá đỏ, các tệ nạn như ma túy, mại dâm cũng theo chân phu đá đỏ về nơi đây. |
Rất nhiều tên du đãng tập trun lực lượng để gây dựng thanh thế, đem quân đi chiếm lĩnh các hầm khai thác. Nhưng rốt cuộc, tất cả đều bị một băng nhóm của dân bản địa đánh bật bãi.
Không chịu thua, các băng nhóm buộc phải “hạ sơn”, nhờ đàn anh tên Sơn “cụt” ra tay giúp đỡ. Sau một chầu nhậu sương sương, Sơn cụt tặc lưỡi đồng ý.
Chập tối, Sơn cụt dẫn khoảng 20 người, đột nhập vào cứ điểm bất khả xâm phạm của người dân bản địa. Biết tiếng Sơn cụt đã lâu, nên dân Yên Hợp đành để nhóm của y khai thác.
Trong khi Sơn cụt đang nằm trong lán hút thuốc phiện thì đàn em hớt hải chạy đến, thông báo tình hình: “quân mình vừa đào được một vỉa có rất nhiều đá, dân bản địa kéo đến cướp hầm”. Cay cú vì bị hớt tay trên, Sơn cụt nhổ toẹt bãi nước miếng, cởi phăng chiếc áo, với con dao lê rồi chạy nhanh ra hầm.
Không kịp để cho Sơn kịp ra tay, nhóm dân bản địa rút chốt 2 quả lựu đạn, ném thẳng vào hội của Sơn. Sơn vội lăn mình xuống đồi, nằm rạp xuống để tránh sức ép của 2 quả lựu đạn.
Lúc ngửa mặt nhìn lên, Sơn đã thấy 2 đồng bọn của y bi chết tức tưởi, máu me bê bết. Một số người nữa bị thương nặng.
Như một con mãnh thú bị thương, Sơn rút dao vùng dậy, nhằm thẳng tên vừa ném lựu đạn chém tới tấp. Tên cầm đầu nhóm dân bản địa quằn quại đổ rạp xuống.
Thấy chủ soái bị Sơn chém trọng thương, tất cả người dân Yên Hợp vội cầm xà beng và mã tấu đuổi theo Sơn, nhằm thẳng đầu mà phang. Thế yếu, Sơn hô anh em rút quân để kiếm thêm viện binh.
Thoát khỏi vòng vây, Sơn vội tập hợp nhanh lực lượng, quyết ăn thua đến cùng bằng một trận huyết chiến. Gần 100 người, là giang hồ tứ xứ, quy tụ dưới trướng của Sơn nhanh chóng có mặt để đi đòi món nợ bằng máu. Mệnh lệnh mà Sơn đưa ra lúc này là: cứ thấy ai là người dân Yên Hợp đang tập trung ở đồi Hoa cỏ may là chém hết, không tha một ai.
Chập tối, một chiếc xe tải chở gần 100 người nhằm đồi Hoa cỏ may thẳng tiến. Sơn cụt đi trên chiếc Min, cởi truồng, tay cầm mã tấu dẫn đầu đoàn.
Lực lượng công an ngày đó đã rất vất vả mới dẹp yên được trận tử chiến này. Hàng chục cán bộ chiến sỹ đã được huy động đến, vừa trấn an dân, vừa dùng lời lẽ thuyết phục để không xảy ra một trận quyết chiến mà chắc chắn rằng, nếu nó xảy ra, số người thương vong sẽ không thể nào đếm được.
Sau vụ điều hơn 100 quân đến để tiêu diệt người dân bản địa bất thành, tên tuổi của Sơn ngày càng nổi như cồn. Các tên cầm đầu ở bản địa cuối cùng cũng quy thuận dưới trướng của đại ca Sơn. Sơn trở thành thủ lĩnh, cai quản khu vực đồi Hoa cỏ may, sống ngập trong khói thuốc phiện và đĩ điếm.
Đá đỏ thấm máu
Thời kỳ hỗn mang đó, không chỉ các băng đảng giang hồ mới thanh toán nhau để tranh giành lãnh địa, mà chính những người dân khai thác cũng từng đâm chém nhau để tranh giành đá đỏ. Đá đỏ thời ấy thấm không biết bao nhiêu máu của người lao động nghèo khổ. Bởi thế, có người từng xa xót khi gọi màu của đá Rubi là: màu máu.
Những người đào đá đỏ thời đấy, chắc không ai quên được cuộc hỗn chiến giữa người dân xã Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp) với dân Nghĩa Minh (huyện Nghĩa Đàn) ở đồi Tỷ.
Lần đó, trong khi đang khoét hầm ếch để tìm đá đỏ, người dân Nghĩa Minh bất ngờ phát hiện thấy một vỉa lớn, khả năng có rất nhiều đá đỏ. Thông tin nhanh chóng ngấm ngầm được thông báo ngay cho “bưởng trưởng”.
Con đường dẫn vào đồi Tỷ. Ngày đó, lực lượng công an đã phải chốt chặn con đường này để ngăn không cho phu đá vào. |
Cách đó mấy mét, có một hội dân Yên Hợp cũng đang khoét hàm ếch. Chẳng hiểu thế nào, thông tin người dân Nghĩa Minh tìm được vỉa đá lớn nhanh chóng đến tai tên bưởng trưởng, cầm đầu toán người Yên Hợp. Ngay lập tức, bưởng trưởng ra lệnh cho anh em khoét thông sang hầm của dân Nghĩa Minh để tranh giành, phân chia mỏ đá.
Lúc này, dưới hầm sâu, 3 người dân Nghĩa Minh đang thoăn thoắt chuyển lên trên những bì đất để đi đãi thì phát hiện mấy người dân Yên Hợp từ hầm bên kia mò sang. Sau một hồi cãi vã, dân Yên Hợp cầm xà beng, táng thẳng. Không kịp chống trả, 2 người dân Nghĩa Minh bị đánh vỡ đầu, chết ngay tại chỗ.
Nghe tin quân mình bị giết dưới hầm, bưởng trưởng vội huy động anh em với mã tấu, xà beng chống trả quyết liệt. Một trận hỗn chiến xẩy ra ngay trên miệng hầm. Đất đá từ trên đổ ầm ầm, che hết cả miệng hầm. Lần đó, phải đến ngày hôm sau, người ta mới bới đất đưa xác người dân Nghĩa Minh để đi chôn cất.
Đêm hôm đó, cả một chiếc xe bán tải chở la liệt người bị thương tiến thẳng đến Bệnh viện huyện Nghĩa Đàn để cấp cứu.
Kỳ 4: "CHỦ SOÁI" GIANG HỒ ĐÁ ĐỎ
Sau một thời gian tranh giành ngôi soái ở tử huyệt Quỳ Châu, cuối cùng, giang hồ lãnh địa máu cũng tìm ra cho mình một ngôi vương mới với cái tên Vi Văn Phong, thường gọi là Phong 'trọc'.
Khi chúng tôi tìm đến Quỳ Châu, tướng cướp rừng xanh một thủa vừa chết được 3 tháng. Nghe đâu, Phong chết do bị ung thư gan.
Thời hoàng kim của đá đỏ, một bước Phong đi, có hàng chục đệ tử, lâu la tháp tùng; thuốc phiện, gái đẹp dâng đến tận miệng. Ấy vậy mà ngày Phong vĩnh biệt cõi dương gian, chỉ có vợ và con tiễn đưa. Số phận và cuộc đời một tên tướng cướp khét tiếng, từng làm khuynh đảo cả miền Tây xứ Nghệ rốt cuộc cũng bị chôn vùi dưới 3 tấc đất.
'Thiên hạ đệ nhất Phong'
Hồ sơ Vi Văn Phong lưu tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An còn ghi rất rõ về những tội danh mà y từng gây ra thời kỳ hoàng kim của đá đỏ.
Trước khi thống lĩnh giới giang hồ đất Quỳ Châu, Phong đã từng có 2 tiền án về tội trộm cắp và trấn lột. Những ngày tập trung cải tạo tại trại giam, Phong đã nhanh chân kết nối với 1 số tay anh chị khét tiếng. Tất cả hẹn ngày ra tù, sẽ tái hợp tại đất đỏ Quỳ Châu.
Ra tù ngày trước, hôm sau y đã xuất hiện tại Quỳ Châu. Bấy giờ đã là những tháng đầu năm Tân Mùi (1991) – thời điểm mà cơn sốt đá đỏ đạt tới đỉnh điểm.
'Thiên hạ đệ nhất Phong'
Hồ sơ Vi Văn Phong lưu tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An còn ghi rất rõ về những tội danh mà y từng gây ra thời kỳ hoàng kim của đá đỏ.
Trước khi thống lĩnh giới giang hồ đất Quỳ Châu, Phong đã từng có 2 tiền án về tội trộm cắp và trấn lột. Những ngày tập trung cải tạo tại trại giam, Phong đã nhanh chân kết nối với 1 số tay anh chị khét tiếng. Tất cả hẹn ngày ra tù, sẽ tái hợp tại đất đỏ Quỳ Châu.
Ra tù ngày trước, hôm sau y đã xuất hiện tại Quỳ Châu. Bấy giờ đã là những tháng đầu năm Tân Mùi (1991) – thời điểm mà cơn sốt đá đỏ đạt tới đỉnh điểm.
Hồ sơ Vi Văn Phong lưu tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An còn ghi rất rõ về những tội danh mà y từng gây ra thời kỳ hoàng kim của đá đỏ. |
Trở về Quỳ Châu khi giang hồ đã có chủ, ngôi chủ soái hiện giờ đang do Sơn “cụt”, Phương “tay trái” và Tường 'lợn' nắm giữ. Lập tức, Phong tập hợp anh em thời còn ở trong tù với nhau để kết nghĩa huynh đệ, thành lập hội “Lương sơn bạc”, ý định thâu tóm quyền lực nơi đây vào tay mình.
Tuy nhiên, để thống lĩnh giang hồ không hề đơn giản. Chỉ mất vài ngày, “hồ sơ” về thủ lĩnh các băng nhóm đã nằm trong tay Vi Văn Phong. Rất nhiều người đã khuyên y nên bắt tay với một nhóm giang hồ, để dẹp yên các nhóm còn lại.
Là một tên khát máu khét tiếng, từng vào tù ra tội nhiều lần, từng ra tay sát phạt các nhóm du đãng nên Phong đâu dễ dàng thỏa hiệp. Với y, hoặc giang hồ đất đá đỏ này nằm trong tay mình, hoặc là bỏ xác nơi đây. Thỏa hiệp với Phong 'trọc' khác nào đầu hàng, tự chuốc nỗi nhục vào tiếng tăm của mình.
Mà đối với Phong, điều đáng sợ nhất trên đời là để kẻ khác xúc phạm. Theo hắn, trong giang hồ có thể bị tù, bị đâm chém đến tàn phế, thậm chí bị giết cũng là chuyện bình thường. Nhưng nếu để bị xúc phạm thì bắt buộc phải tẩy rửa vết nhơ ấy bằng máu chứ không có một sự thương lượng, nộp phạt hay đền bồi nào khác.
Thời điểm này, Phong 'trọc' không nghĩ đến tiền, không cần hợp tác, mà tất cả là “danh dự”. Danh dự giang hồ là số má. Khi số má bị tổn thương, bôi nhọ thì phải rửa bằng máu. Hắn cũng hiểu rằng: rửa thù thành công cũng thường có nghĩa là chấm hết đời kẻ trả thù.
Thống lĩnh giang hồ
Trong thế “tam quốc” do giang hồ đá đỏ thống lĩnh bây giờ, kẻ mà Phong “ngán” nhất không phải là Sơn “cụt” , Phương “tay trái” mà chính là Tường “lợn”. Sơn “cụt” từng gây ra những trận huyết chiến kinh hoàng tại đồi Hoa cỏ may với số lượng đàn em lên đến cả gần trăm tên, nhưng Phong không ngán.
Thời điểm này, Phong 'trọc' không nghĩ đến tiền, không cần hợp tác, mà tất cả là “danh dự”. Danh dự giang hồ là số má. Khi số má bị tổn thương, bôi nhọ thì phải rửa bằng máu. Hắn cũng hiểu rằng: rửa thù thành công cũng thường có nghĩa là chấm hết đời kẻ trả thù.
Thống lĩnh giang hồ
Trong thế “tam quốc” do giang hồ đá đỏ thống lĩnh bây giờ, kẻ mà Phong “ngán” nhất không phải là Sơn “cụt” , Phương “tay trái” mà chính là Tường “lợn”. Sơn “cụt” từng gây ra những trận huyết chiến kinh hoàng tại đồi Hoa cỏ may với số lượng đàn em lên đến cả gần trăm tên, nhưng Phong không ngán.
Phương 'tay trái' - một đại ca có số má từ đất Vinh dạt về, từng làm mưa làm gió ở thành phố Vinh cũng không khiến y quan tâm. Kẻ mà y nể đôi phần chính là Tường lợn – một tên sát thủ, sẵn sàng xả súng vào kẻ đối diện nếu thích.
Đại úy Nguyễn Ngọc Bình, nguyên chiến sỹ phòng CS 113 kể về lai lịch của Tường "lợn" - một trong những tên giang hồ cộm cán thời kỳ đầu của đá đỏ. |
Lại nói về Tường “lợn”. Y tên thật là Tạ Hữu Tường (SN 1953, trú quán tại xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn). Theo Đại úy Nguyễn Ngọc Bình, nguyên chiến sỹ phòng CS 113, Tường lợn lúc nào cũng thủ sẵn 2 khẩu súng K54 trong người.
Gặp biến, y sẵn sàng xả đạn để tẩu thoát. Có lần, Tường 'lợn' dí súng và cướp của Châu 'lé' (Kim Bôi, Hòa Bình) một lô đá đỏ, trị giá khoảng hơn 100 triệu. Đàn em Châu lé chống cự, chưa kịp cầm dao vung nhát chém vào người y, đã bị y siết cò.
Một đường đạn cày nát dưới chân tên hạ thủ của Châu 'lé'. Dù tiếc đứt ruột lô hàng trị giá cả trăm triệu, nhưng Châu 'lé' đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, dâng hết cho Tường lợn. Cũng chính Tường lợn, sau này khi bị lực lượng công an truy đuổi, đã nã 2 phát đạn để mở đường máu tẩu thoát.
Tường “lợn” bị bắt ngay say đó không lâu. Đối thủ mà Phong “trọc” ngán nhất giờ đã nằm trong trại giam bóc lịch. Thời cơ đã đến, Phong quyết định xưng vương.
Trong các hạ thủ đắc lực của Phong, người cần phải nhắc đến nhiều nhất là Nguyễn Văn Đường (người ở huyện Hưng Nguyên), thường gọi là Đường 'lỳ', Đường 'mặt rộ'. Đường cũng là người từng có nhiều tiền án, từng bị đi tù cùng thời với Phong. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, ra tù, y và Phong 'trọc' gặp nhau tại Quỳ Châu, quyết tâm bằng mọi giá thống nhất giang hồ.
Thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh – Phó trưởng phòng Cảnh sát 113 công an tỉnh Nghệ An, người từng cắt rừng một ngày để bắt sống Đường 'lỳ', còn nhớ như in: Một lần, để răn đe đàn em, Đường đã nhằm thẳng một tên đệ tử mà siết cò.
Sau khi nòng súng khạc đạn, đàn em của Đường nằm giãy dụa rồi tắt thở. Gây án xong, Đường tuyên bố: “Chúng mày coi nó mà liệu hồn, nếu lừa tao, phản tao thì ắt sẽ cùng chung số phận với nó”.
Nói đoạn, y thản nhiên đi vào rừng. Trước khi đi, y còn ném về phía đàn em ánh mắt sắc lạnh của một tên 'mãnh thú': “Đứa nào báo công an, tao giết chết cả nhà”.
Thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh, Phó trưởng phòng Cảnh sát 113 công an Nghệ An nhớ lại phút giây cắt rừng bắt sống Đường "lỳ". |
Nếu sau này, giang hồ xem Phong 'trọc' là đại ca, thì ngôi vị nhị ca, ngôi vị số 2 của giang hồ đá đỏ Quỳ Châu, không ai khác ngoài cái tên Đường 'lỳ'. Chính vì có sự trợ thủ đắc lực của Đường 'lỳ', Phong 'trọc' mới nhanh chóng thống nhất “thiên hạ”, chễm chệ trở thành ngôi soái của giang hồ đá đỏ.
Tường “lợn” sa cơ, thế “chân vạc” bị phá vỡ. Trước, mỗi khi có biến hay có một băng đảng nào nổi lên, Tường “lợn” cùng với Sơn “cụt” và Phương “tay trái” thường ngồi lại với nhau để bàn cách ứng phó và dẹp bỏ. Thế nhưng, từ ngày Tường 'lợn' bị bắt, hội của Sơn “cụt” và Phương 'tay trái' yếu thế hẳn.
Tuy nhiên, chúng không dễ gì nhường lại lãnh địa cho Phong “trọc”, dù biết rằng, đụng độ với y, muời phần thì đã có 9 phần thua.
Một trận thách đấu nghe đâu đã từng diễn ra giữa một bên là hội Sơn 'cụt', Phương 'tay trái' với một bên là hội của Phong “trọc”. Chạm trán, hội của Phong 'trọc' với AK, k54 và lựu đạn đã nhanh chóng chiếm lĩnh thế trận.
Một trận thách đấu nghe đâu đã từng diễn ra giữa một bên là hội Sơn 'cụt', Phương 'tay trái' với một bên là hội của Phong “trọc”. Chạm trán, hội của Phong 'trọc' với AK, k54 và lựu đạn đã nhanh chóng chiếm lĩnh thế trận.
Thấy thời thế của mình đã hết, Sơn 'cụt' cùng với Phương 'tay trái' đành nhường lãnh địa cho Phong 'trọc' để tránh đổ máu cho anh em, dù rằng, để có được lãnh địa này, hội của Sơn và Phương đã đổ không biết bao nhiêu là máu và cả mạng người.
Không phải đổ máu và không mất nhiều công sức, Phong 'trọc' với sự giúp đỡ đắc lực của Đường 'lỳ' đã có ngay “giang sơn”. Giang hồ đá đỏ từ đây đã có ngôi chủ soái mới với cái tên: Vi Văn Phong.
Sau khi lên “ngôi vương”, Phong 'trọc' cùng đồng đảng bắt đầu những ngày tung hoành, trở thành nỗi khiếp đảm của dân đào đá đỏ ngày ấy. Sẵn sàng nhả đạn, sẵn sàng siết cò, sẵn sàng lấy mạng sống của bất kể những ai ngứa mắt, nhóm của Phong 'trọc' và Đường 'lỳ' thực sự trở thành nỗi khiếp đảm của những ai có mặt tại “tử huyệt” Quỳ Châu ngày ấy.
Và, máu lại tiếp tục đổ trên vùng đá đỏ Quỳ Châu.
Không phải đổ máu và không mất nhiều công sức, Phong 'trọc' với sự giúp đỡ đắc lực của Đường 'lỳ' đã có ngay “giang sơn”. Giang hồ đá đỏ từ đây đã có ngôi chủ soái mới với cái tên: Vi Văn Phong.
Sau khi lên “ngôi vương”, Phong 'trọc' cùng đồng đảng bắt đầu những ngày tung hoành, trở thành nỗi khiếp đảm của dân đào đá đỏ ngày ấy. Sẵn sàng nhả đạn, sẵn sàng siết cò, sẵn sàng lấy mạng sống của bất kể những ai ngứa mắt, nhóm của Phong 'trọc' và Đường 'lỳ' thực sự trở thành nỗi khiếp đảm của những ai có mặt tại “tử huyệt” Quỳ Châu ngày ấy.
Và, máu lại tiếp tục đổ trên vùng đá đỏ Quỳ Châu.
Kỳ 5: TỘI ÁC KINH HOÀNG CỦA GIANG HỒ ĐÁ ĐỎ
Không lâu sau khi 'cướp số' thành công, trở thành “ngôi vương” của thủ phủ Quỳ Châu, Vi Văn Phong cùng đàn em bắt đầu chuỗi ngày thống trị “vương quốc đá đỏ", trở thành nỗi kinh hoàng của người dân nơi đây.
Trói cha, hãm hiếp con gái
Những chiến sỹ công an mà chúng tôi từng gặp trong quá trình thu thập hồ sơ cho loạt bài này, khi được hỏi: “giang hồ thời đó, ai nổi cộm nhất” đều đồng loạt khẳng định: Vi Văn Phong.
Cho dù đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng với các chiến sỹ công an đã từng có mặt ở thủ phủ đá đỏ Quỳ Châu, thì những tội ác mà Phong và đồng bọn gây ra, còn mới như vừa xảy ra ngày hôm qua.
Chính vì thế, khi hỏi về Phong, không ai là không nhớ. Thậm chí, nhớ rất rõ. Từ cái ngày y chân ướt, chân ráo về đất Châu Bình, đến cái ngày y lên ngôi vương, thống nhất thiên hạ và chuỗi ngày làm mưa, làm gió ở thủ phủ đá đỏ đều được thuật lại khá rõ ràng.
Hồ sơ về Vi Văn Phong còn ghi lại rất rõ những tội ác mà tướng cướp này gây ra trong thời gian làm bá chủ giang hồ đá đỏ Quỳ Châu. |
Sau khi soán ngôi, Phong cùng đàn em tổ chức cướp bóc, chấn lột tiền, vàng và đá đỏ của người dân nơi đây. Để tránh sự truy đuổi và phục kích của lực lượng công an, hiếm khi y xuất đầu lộ diện.
Địa điểm cư trú của Phong “trọc” cũng được thay đổi thường xuyên. Khi thì y lập một lán trại trong rừng, lúc lại ẩn nấp trên bè nứa ở dưới lòng sông Hiếu.
Nếu thấy động, y lẩn nhanh vào rừng hoặc nhảy xuống sông rồi lặn không thấy tăm hơi đâu. Thoắt ẩn, thoắt hiện như một bóng ma, Phong trở thành nỗi kinh hoàng của người dân nơi đây.
Một đêm thượng tuần tháng 6, năm 1991, có hai bóng đen lầm lũi cắt bìa rừng đón xe về Nghĩa Đàn. Một già, một trẻ. Người già đang húng hắng ho, thi thoảng đang đi lại đổ vật xuống như cây chuối khô bị gió bão quật xuống vệ đường.
Chốc chốc, cô gái lại phải dìu người cha đang khe khẽ rên lên vì những cơn sốt rét hoành hành. Đang bước, cả 2 cha con giật bắn khi nghe tiếng quát phát ra từ bụi rậm ven đường: “Kiếm được hàng rồi giờ tính bài chuồn hả? Muốn sống, đưa lô hàng vừa đào được ra đây”.
Người cha đang trong cơn ớn lạnh vì sốt rét, mở đôi mắt mệt mỏi, bạc trắng nhìn những người lạ mặt, chân tay run bần bật, va cả vào nhau. Hai cha con nép lại, ôm chặt lấy nhau. Tiếng cô con gái nói không thành lời: “Bố tui bị sốt rét, phải đưa về bệnh viện gấp chứ có phải đào được đá đỏ đâu. Mong các anh thương tình, để tui còn dìu bố ra đường, xin xe về chữa bệnh viện”.
Cô gái vừa dứt lời thì Nguyễn Văn Đường và Phong 'trọc' tiến lại gần. Đường 'rộ' dùng đèn pin dọi thẳng vào mặt cô gái, lục lọi khắp người nhưng không thấy gì ngoài mấy đồng bạc lẻ đã nhàu nát. Hắn gằn giọng, chửi thề rồi định quay lưng bỏ đi.
Từ nãy đến giờ, Phong “trọc” đứng ngoài để canh chừng. Trong lúc Đường “lỳ’ lục lọi đồ đạc thì y chăm chăm nhìn vào cô gái mặt đang tái mét vì sợ. Qua ánh sáng nhàn nhạt của chiếc đèn pin, y kịp nhận ra vẻ đẹp mặn mà của cô gái mới chừng 18 tuổi.
Y tiến đến, ném ánh mắt rằn những vệt máu, nhìn cô gái không chớp mắt. Đoạn, y rút phăng con dao găm sắc lẹm trong người và dí lên cổ cô gái, mắt hằn lên cơn thèm khát nhục dục.
Con dao sắc lẹm lướt từ từ xuống cổ rồi cắt phăng chiếc cúc áo. Cô gái van lên sợ hãi, khóc lóc xin tha. Người bố già ở gần đó, cố gắng nhoài người ra ôm lấy chân Phong “trọc” và Đường “lỳ” cầu xin: “Hai bố con vì nghèo quá, lên đây đào đá đỏ nhưng cả mấy tháng trời rồi không kiếm được gì hết. Các anh thương tình tha cho cháu nó”.
Vừa dứt lời, Đường 'rộ' đã vung chân, nhằm thẳng ông bố tội nghiệp mà phang. Ông lão hực một tiếng, ngã dúi dụi ra phía sau, máu trào ra từ khóe miệng.
Ông lão chịu đau, cố tình trườn đến, ôm lấy chân Đường. Cú, y cầm 2 tay ông lão, lôi xềnh xệnh trên đường rồi dùng thắt lưng, trói ông ở ngay gốc cây. Sau đó, bọn chúng thi nhau hãm hiếp cô gái trước ánh mắt gần như tê dại và bất lực của người cha già.
Hả hê, chúng vứt lại cô gái và ông bố tội nghiệp với nỗi đau ê chề rồi mất hút trong đêm.
Trói người, châm lửa đốt
Khi “thiên hạ” đã về tay mình, Phong lại sinh… chán. Bởi từ đây, y không còn ai là đối thủ, không có ai dám đối đầu với mình. Bởi vậy, nhiều lúc ngứa nghề, y lại trà trộn vào đám người đang đào đá đỏ để trêu ghẹo rồi kiếm cớ gây sự.
Hồ sơ lưu trữ tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An còn ghi rất rõ những tội ác dã man như thời trung cổ của băng nhóm do Vi Văn Phong cầm đầu.
21 giờ đầu tháng 4/1991, sau một chầu thuốc phiện trong lán trại của Hiệp ngất, Vi Văn Phong cùng với các thuộc hạ là: Hồ Đức Vinh, Hồ Trọng Châu, Trần Văn Sơn rủ nhau vào nhà anh Hồ Viết Nghi ở xã để chơi.
Trước đó, đám lâu la của Phong từng cho y hay rằng: Trong nhà của anh Nghi có rất nhiều phụ nữ ở trọ để đi đào đá đỏ. Trong số đó, có một cô gái dân Bắc, cỡ 18 tuổi rất đẹp. Tiếng lành đồn xa, rất nhiều đại gia buôn đá đỏ đã đến để 'trêu hoa, ghẹo nguyệt'. Thậm chí, có người còn muốn cưới cô gái này về làm vợ.
Là kẻ hám sắc, nên sau khi nghe đám thủ hạ giới thiệu, y đứng phắt khỏi bàn thuốc phiện, theo chân đám thủ hạ đến để xem mặt người đẹp.
Phố "sung sướng", nơi mà băng đảng do Phong 'trọc' cầm đầu thường lui quân về xả hơi. Nơi đây cũng từng chứng kiến nhiều cuộc đâm chém đẫm máu. |
Khi cả hội kéo đến, thấy anh Nguyễn Văn Thắng cũng đang có mặt để tán tỉnh cô gái. Thấy người đẹp cứ mải miết nói chuyện với Thắng mà không đoái hoài gì đến Phong, y nổi cáu, kiếm cớ sinh sự. Phong nháy mắt, ra hiệu cho đàn em nhảy vào “tình địch”.
Nhận được lệnh, đàn em của Phong là Hồ Đức Vinh xông vào tát ngay giữa mặt Thắng. Quá bất ngờ, Thắng chạy vào nhà để cầu cứu. Sẵn con dao trong tay, Phong nhè đầu Thắng phang tới tấp. Thắng ngã quỵ xuống, máu chảy ra ướt đẫm cả vạt áo. Phong cùng đồng bọn lấy dây dù trói Thắng vào cột rồi lục soát, lấy đi một viên đá đỏ và toàn bộ tiền mặt trong người.
Để dằn mặt những ai còn dám đến tán tỉnh cô gái này, trước lúc về, Phong lấy xăng tưới vào tay Thắng rồi châm lửa đốt. Thắng kêu lên, vật vã đau đớn, quỳ rạp xuống xin tha mạng. Bỏ ngoài tai những lời van xin, hội của Phong 'trọc' cười ré lên rồi rút quân.
Trước lúc về, y còn ném lại một ánh mắt sắc lạnh: “Đứa nào muốn tán em này, thì nhìn cái gương thằng này mà học tập”. Nói đoạn, cả lũ kéo nhau, rú ga, chạy thẳng về phía đồi Hoa cỏ may.
Đêm đó, cả lũ kéo về lán trại của Hiệp 'ngất' để hút ma túy. Khi đi qua khu phố sung sướng (khu vực nằm ngay Đồi Triệu), Phong không quên tìm cho mình một cô gái làng chơi để giải sầu.
Sau những lần gây án với thủ đoạn tàn ác và liều lĩnh, Phong đã nằm trong tầm ngắm của lực lượng công an Nghệ Tĩnh.
Một chuyên án truy bắt tên đầu đảng khét tiếng này nhanh chóng được thành lập. Là một con cáo già nên y luôn thay đổi địa điểm. Lúc thì trốn tít trong rừng sâu, khi lại chui lủi trên một cái bè ở giữa sông Hiếu. Chính vì vậy, nhiều lần bị lực lượng công an bao vây, nhưng Phong vẫn trốn thoát, tiếp tục chuỗi ngày thống trị giang hồ đá đỏ Quỳ Châu.
Kỳ 6: KHÁT VỌNG RUBY VÀ NẤM MỒ CHUNG Ở ĐẠI NGÀN
Hàng chục mạng người đang luồn sâu trong lòng đất để tìm đá đỏ thì hầm sập. 47 người thiệt mạng. Phải mất tới chục ngày sau, người ta mới đưa xác các nạn nhân xấu số lên khỏi lòng đất.
Có người bảo, số người chết đó là do lời nguyền của một vị thần cai quản vùng đá đỏ này. Chẳng biết rõ nguồn cơn như thế nào, chỉ biết ngày đó, dọc theo con đường mòn từ đồi Tỷ dẫn ra QL 48, xác người nằm ngổn ngang, khói nhang nghi ngút phủ kín cả một quãng đường.
Nấm mồ tập thể giữa đại ngàn
“Đó là một ngày mưa tháng 6/1991. Chẳng hiểu thế nào mà ông trời khóc nhiều như thế nữa. Mưa trắng trời. Mưa như ném đá vào mặt. Cả thủ phủ Châu Bình chìm ngập trong cơn mưa nặng hạt. Mưa từ chiều đến tối. Mưa xuyên cả đêm. Sáng tỉnh dậy, vẫn thấy mưa đì độp trên mái tôn” – Đại tá Thái Doãn Hiệu vừa lặng lẽ bước trên con đường dẫn vào đồi Tỷ, vừa kể về câu chuyện tang thương hơn hai chục năm về trước.
Đồi Tỷ, nơi chôn vùi 47 phu đào đá đỏ. Sau vụ sập hầm thảm khốc ấy, tên đồi cũng được thay đồi là Đồi Tử. |
Vừa dứt cơn mưa, hàng ngàn người lại kéo nhau vào khu vực đồi Tỷ để đào đá đỏ. Những chiếc hầm ếch sâu hoắm, ngoạm sâu vào lòng đất. Cả khu vực đồi Tỷ ngổn ngang như bãi chiến trường. Người đào, kẻ bới, tay thoăn thoắt chuyển lên những bì đất rồi mang ra bờ suối gần đó để đãi.
Đồi Tỷ bỗng dưng biến thành một tổ ong với hàng trăm hầm được đào sâu.
Những chiếc hầm sâu hoắm, rộng cỡ hơn 1 m2 được con người cần mẫn khoét sâu. Đào đến đâu, người dân chặt nứa ngăn lại đến đấy, để không cho đất đá sụp xuống. Hầm này cách hầm kia có mấy bước chân. Chỉ cần một tốp đào được vỉa đá, lập tức, xung quanh sẽ có nhiều đoàn khác đến đào.
Thế nên mới có chuyện, rất nhiều lần, khi phu đá đang ở dưới lòng đất thì bỗng nhiên trước mặt, có một chiếc xà beng từ hầm bên kia cắm ngay trên đầu. Và đã không ít lần, phu đá đã phải bỏ mạng dưới lòng đất vì tranh giành vỉa đá.
Khi phu đá đang mải miết luồn sâu vào lòng đất thì bỗng dưng nghe một tiếng động kinh hoàng, liền sau đó là những tiếng la hét thất thanh, tiếng người nhốn nháo giẫm đạp lên nhau để chạy thoát. Hàng ngàn người ở đồi Tỷ nhốn nháo như ong vỡ tổ.
Hầm sập. Ban đầu là một cái. Những người đứng trên miệng hầm í ới gọi nhau rồi giẫm lên nhau bỏ chạy. Lại thêm 1 cái hầm kế bên bị sập. Người lại giẫm lên người.
47 người đã bị chôn vùi dưới lòng đất. Và, giấc mộng đổi đời của những con người xấu số này cũng mãi mãi bị chôn vùi dưới lòng đất.
Con đường mòn nối QL48 với Đồi Tỷ. Tháng 6/1991, dọc con đường này chất chồng thi thể các nạn nhân xấu số trong vụ sập hầm. |
Lần đó, phải mất đến gần chục ngày, lực lượng chức năng mới đưa được thi thể của các nạn nhân xấu số lên mặt đất. Ai cũng méo mó, dị dạng. Thi thể các nạn nhân được tìm thấy đều trong tư thế ôm chặt lấy đầu như một phản xạ sinh tồn tự nhiên.
Ngày đó, dọc con đường mòn dẫn vào đồi Tỷ la liệt những thi thể bị thiệt mạng. Không có một lán trại, cũng chẳng có quan tài để khâm liệm. Bởi, tìm cả cái thị trấn Quỳ Châu này, kiếm đâu ra đủ chừng ấy quan tài để khâm liệm các nạn nhân xấu số?
47 chiếc chiếu được mua về, trải dọc 2 bên đường. Tìm được nạn nhân nào, họ đưa lên đó rồi dùng tấm vải trắng đắp lại. Người nhà đến, lật từng tấm vải trắng, cố tìm cho ra người thân của mình rồi lặng lẽ thuê xe mang xác về nhà.
Đại tá Hiệu bảo rằng, từ bé đến giờ, ông chưa từng chứng kiến một vụ tai nạn nào thảm khốc, tang thương đến thế. Ông kể rằng, có người mẹ đi tìm xác con, khi đến nơi, thấy đứa con trai độc nhất của dòng họ toàn thân dập nát đã toan đâm đầu nhảy xuống sông tự vẫn.
Lần đó, người mẹ được cứu thoát nhưng nghe đâu, bị lên cơn điên, suốt ngày lang thang ở mảnh đất Châu Bình này, miệng lảm nhảm gọi tên đứa con trai độc nhất của dòng họ.
Người ta kể rằng, sau vụ tai nạn thương tâm đó, dòng suối ven đồi Tỷ đang trong xanh bỗng đổi màu đỏ quạch. Có người bảo, máu của những phu đào đá đỏ đoản mệnh đã hòa vào dòng suối này.
47 người bị chết, máu trộn vào đất, vào đá, hòa vào dòng suối; máu nhuốm đỏ cả sắc trời đồi Tỷ. Ấy vậy mà, chỉ mấy ngày sau đó, người dân lại lũ lượt kéo nhau vào đồi Tỷ, tiếp tục tranh giành, đào khoét để đi tìm vận may cho cuộc đời mình.
Lại thêm những vụ sập hầm, mà nói như thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh: “hầm sập, họ không thèm báo cho lực lượng chức năng, tự bới lên rồi mang xác về. Chính vì thế, không ai có thể đếm được bao nhiêu người đã bỏ xác nơi này”.
Dường như với những phu đào đá đỏ, mạng sống chẳng có nghĩa lý gì. Họ bị cuốn sâu vào ma lực của đá đỏ, cho dù có phải đổi bằng máu, bằng nước mắt và mạng sống của chính mình.
Người hát rong mù và những bài hát “để đời”
Tôi đã thử cất công đi tìm tác giả của những bài hát xẩm về đá đỏ Quỳ Châu một thời. Nhưng, rút cuộc, không thể tìm thấy ông lão ở đâu ở miền Tây Nghệ An khi cơn gió Lào đầu mùa đang hầm hập thổi.
Trước, tôi đã từng ướm hỏi, quê quán, gốc tích của lão nhưng chỉ nhận được những dòng thông tin ngắn ngủi: hình như lão quê ở Đô Lương, nhưng chết từ thời tám hoánh nào rồi.
Giờ thì chắc không mấy ai còn nhớ những bài hát xẩm của người hát rong già nua một thời ở dải đất miền Tây Nghệ An nữa.Thế nhưng, có một thời, không ai không thuộc những lời trong bài hát của người hát rong mù này.
Đồi Tỷ giờ rêu phong, nằm lặng lẽ giữa đại ngàn. Đây chính là nơi mà những năm 90, phu đào đá bỏ mạng nhiều nhất. |
Nghe rằng, người hát rong này tên Trung, quê huyện Đô Lương. Ngày đó, con trai ông cũng bỏ nhà, bỏ làng đi tìm vận may ở “miền đất chết” Châu Bình.
Một ngày, ông nhận được tin dữ: đứa con trai độc nhất bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc này. Nghe hung tin, ông vội bắt xe đò lên tìm xác con.
Hỏi phu đào đá đỏ, chỉ nhận được những cái lắc đầu: “Người chết nhiều lắm, biết con lão chết hồi nào đâu”. Những ngày sau đó, ông lang thang để hỏi dò tin tức về con và chứng kiến biết bao cái chết thương tâm. Thương con, ông khóc, khóc đến khi bị mù hẳn cả đôi mắt.
Ngày lại ngày, nắng cũng như mưa ông kiếm một góc nơi ngã ba Quỳ Châu và ngồi hát. Những đồng tiền lẻ mà phu đá ném vào chiếc nón rách rưới giúp ông sống qua ngày đoạn tháng. Người ta bảo rằng, những lần cất cao tiếng hát, từ hốc mắt ông lão ứa ra những giọt nước màu hồng, như màu máu.
Một tháng, 1 năm rồi lâu hơn nữa, ông già mù cứ ngồi mà hát. Tiếng hát từ gan ruột. Lão hát để thầm mong con trai lão ở đâu đó, nếu còn sống thì tìm về bên lão. Thi thoảng, đang hát, lại nghe người ta xì xồ chuyện có người vừa bị vùi xác dưới hầm sâu, lão lại quờ quạng chạy theo để dò la tin tức. Chẳng phải con trai lão...
Chẳng biết, chuyện kể có đúng không. Nhưng tên lão và những bài hát từ gan ruột thì không người dân ở miền thủ phủ đá đỏ này không ai không nhớ. Ngày đó, từ những đứa trẻ mặc quần xà lỏn đến những người già, từ phu đào đá đỏ đến những tên tội phạm khét tiếng đều thuộc lòng lời bài hát của lão.
Để tiễn đưa những người xấu số bỏ mạng nơi đây, người ta vẫn hát lời của lão. Vui hát. Buồn hát. Khổ đau, bất hạnh, cũng hát.
Chuyện về ông già mù hát rong, chẳng biết có thật hay không nữa. Nhưng, người dân ở đất Châu Bình này vẫn thường kể cho nhau nghe như vậy. Đem câu chuyện này hỏi đại tá Hiệu, ông chỉ cười buồn: lão già hát rong, tên thật là Trung; ngày đó toàn ngồi hát ở bến xe ở thị trấn huyện Nghĩa Đàn để hát. Có lẽ, người dân nơi đây tự nghĩ ra câu chuyện này cho nó nhuốm màu tang thương.
Kỳ 7: ĐẠI GIA SỤP ĐỔ VÌ ĐÁ QUÝ
Nếu như thời kỳ hưng thịnh của đá đỏ là đỉnh điểm của những vụ thanh trừng, của máu, của những vụ siết có, đâm chém lẫn nhau giữa các bang phái, thì thời kỳ sụp đổ của 'đế chế' này, lại là giai đoạn xuất hiện “phi đội” cò đá đỏ. Không biết bao nhiêu gia đình phải khuynh gia bại sản vì đá đỏ.
Nhắm mắt cũng lãi tiền tỷ
Trong dòng người đổ xô về mảnh đất Quỳ Châu ngày đó, người ta thấy những chiếc ô tô 4 bánh, chở những người ăn mặc nho nhã, tay xách va ly căng phồng giấy bạc. Họ lặng lẽ đến, lặng lẽ đi, thoắt ẩn, thoắt hiện. Không mấy ai biết rõ họ tên, gốc gác của những người lạ mặt này. Chỉ biết, họ đến đây để buôn giọt máu của lòng đất - đá Rubi.
Cơn ác mộng ở thủ phủ Quỳ Châu thực sự bắt đầu khi nhóm người lạ mặt này xuất hiện. Sau này, người ta mới vỡ lẽ ra, đây là những đại gia lừa đảo có tiếng.
“Nghề lừa, cũng lắm công phu” - một đại gia từng làm mưa, làm gió, từng phất lên như diều gặp gió thời kỳ đá đỏ đã chua xót khi thốt lên như vậy.
Cạnh khu vực đồi Tỷ, có một chợ xép, thường gọi là chợ Tôm. Giờ thì chợ Tôm chỉ là vài ba cái quán liêu xiêu dựng bên vách đường. Người dân dựng lên để bán mớ rau trên rừng, con cá dưới suối. Chợ Tôm giờ cũng đìu hiu, giống như Đồi Tỷ vẫn nằm im, rêu phong phủ kín.
Thế nhưng, hơn 20 năm về trước, đây là khu vực đông đúc và sầm uất nhất dùng để buôn bán đá đỏ. Thời kỳ đầu, phu đào đá đỏ, nếu đào được lô hàng ít có giá trị thì đưa ra đây, ngồi bệt xuống đường để bán, giống như người ta vẫn thường bán mớ rau ở chợ. Còn người mua, thôi thì đủ loại người từ tứ xứ đổ về. Hà Nội cũng lắm, Sài Gòn cũng nhiều, dân bản địa cũng có. Kẻ bán, người mua, huyên náo cả một quãng đường.
Nhiều người từng nổi danh buôn bán đá đỏ ở đất này bảo rằng: thời kỳ đầu, kiếm tiền dễ lắm. Đá đỏ nhiều đến nỗi nhắm mắt mua đá vẫn lãi tiền tỷ. Chính vì buôn đá lời, nên những kẻ tức thời, có máu mặt thường chuyển từ nghề đâm thuê, chém mướn sang buôn đá đỏ, hoặc là bảo kê, hộ tống cho những ông trùm buôn đá đỏ.
Thời đó, chuyện người mua một viên đá, trị giá dăm ba triệu đồng, sau một đêm tức tốc, phi ra Hà Nội, đã lãi hàng trăm triệu đồng không phải là chuyện hiếm.
Nhiều người ở thủ phủ đá đỏ Châu Bình, còn truyền tai nhau về cái sự giàu của ông trùm buôn đá đỏ Phan Bá Giang.
Phan Bá Giang, người từng là 'trùm' buôn bán đá đỏ. Giang cũng chính là người sau này bị sạt nghiệp vì đá đỏ. |
Một buổi chiều, hai em gái của Giang theo dân bản đi đào và được một số viên đá rất đẹp, trong đó có cả đá rubi. Sau khi nghe các em kể lại, đá đỏ quý hơn vàng... thế là Giang bắt đầu tìm hiểu. Nhờ có thời gian dài đi buôn gỗ mà Giang quen biết được nhiều đầu mối ở Hà Nội, sau đó anh chuyển nghề buôn đá quý.
Sẵn có chút vốn liếng từ tiền bán gỗ, Giang bỏ vào buôn đá. Mấy chuyến đầu, mỗi chuyến mua xong mang ra Hà Nội bán và lời ít nhất 70 đến 100 triệu đồng/chuyến. Được bao nhiêu Giang lại bỏ vào làm vốn buôn chuyến lớn hơn.
Có lần mua viên đá quý của người dân chỉ với giá 32 triệu đồng, sau đó mang ra Hà Nội bán cho một "nậu" khác với giá 72.000 USD. Sở dĩ bán được với giá cao quá sức tưởng tượng như vậy là do "nậu" bị hớ. Đó là khi Giang ra giá "tám mươi"- có nghĩa là "80 triệu đồng", thì phía bên kia (nậu) tưởng Giang đòi "tám mươi" - là 80 nghìn USD. Sau một hồi thương thảo,"nậu" trả Giang "bảy hai" có nghĩa là 72.000 USD, khi ấy Giang mới biết.
Bán được hàng rồi, Giang ôm tiền mua vàng. Giá 1kg vàng hồi đó chỉ tương đương 87 triệu đồng. Ôm được đống tiền khổng lồ, Giang mới thấy giá trị của đá đỏ quê mình. Có vốn rồi, quay về quê quyết định mở một cửa hàng kinh doanh vàng bạc và đá quý ngay trên đất Châu Bình.
Và cũng từ đó, Phan Bá Giang trở thành trùm buôn đá đỏ ở vùng đất này. Thời điểm nhiều tiền nhất là trong khoảng cuối năm 1990 đầu 1991, số tiền trong túi anh đã lên tới hơn 3 tỷ đồng.
Phi đội cò và sự sụp đổ của 'đế chế đá đỏ'
Nghe đâu, thời hoàng kim của đá đỏ, có người chỉ sau một thời gian dài đã kiếm cho mình gần chục ngàn cây vàng. Có người còn mua được hàng ngàn m2 đất ở ngay Thành phố Vinh. Những cái tên như Mân Côi, Trường Sinh, Phú Nguyên Hải cũng phất lên nhờ cơn sốt đá đỏ.
Thế nhưng, không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người trong số các đại gia buôn đá đỏ, rút cuộc lại trắng tay. Người rơi vào vòng tù tội, kẻ thì khuynh gia bại sản. Chẳng ai lý giải được nguyên do, có người thì cho rằng: đá đỏ - đó là giọt máu của thần rừng. Nên ai lỡ đào nó lên, sẽ vướng phải lời nguyền. Lời nguyền đó, nghe đâu cũng huyền bí. Nó bắt đầu xuất hiện từ những vụ sập hầm, từ việc những phu đào đá đỏ bị vùi chôn trong lòng đất.
Đế chế đá đỏ ra làm 3 thời kỳ: thời kỳ sơ khai, thời kỳ hưng thịnh và suy vong. Nếu như thời kỳ hưng thịnh của đá đỏ là đỉnh điểm của những vụ thanh trừng, của máu, của những vụ siết cò, đâm chém lẫn nhau giữa các bang phái thì thời kỳ sụp đổ của đế chế này, lại là giai đoạn xuất hiện “phi đội” cò đá đỏ.
Thời kỳ cuối này đã chứng kiến không biết bao nhiêu gia đình phải khuynh gia bại sản vì đá đỏ, vì mắc phải cái bẫy của một nhóm người lạ mặt.
Những người đàn ông lịch lãm, đi trên những chiếc ô tô sang trọng, tay xách những chiếc va ly căng phồng chẳng hiểu từ đâu bỗng xuất hiện tại thủ phủ Quỳ Châu. Theo chân họ là đám lâu la bản địa.
Lúc đầu, chẳng ai biết những người này là ai, đến đây với mục đích gì. Nhưng, dần dần, dân đào đá đỏ mới hay rằng: họ là những tay buôn đá đỏ cỡ bự.
Nhiều người lân la để làm quen với các đại gia này. Chính cách tiêu tiền như nước và những món lời khổng lồ sau những phi vụ buôn bán đá đã làm một số người bị mê hoặc.
Một số người dân bản địa phất lên nhờ đá đỏ lúc này mới vỡ lẽ: Muốn giàu, phải buôn đá đỏ. Mà muốn buôn đá đỏ, phải lỳ, phải liều. Nghĩ vậy, bao nhiêu vốn liếng, họ vứt vào hùn với các đại gia lạ mặt.
Phi vụ đầu tiên, các đại gia bản địa người ít thì vài ba trăm triệu, kẻ nhiều thì 1 vài tỉ đồng góp chung với các đại gia lạ mặt. Phi vụ đầu tiên kết thúc. Tất cả đều hả hê bởi trong chốc lát đã lãi hàng trăm triệu đồng. Mà nào có mất nhiều thời gian đâu, có khi vừa mua xong một lô hàng cửa trước, ra cửa sau đã bán lãi hàng trăm triệu đồng.
Phi vụ thứ 2, vẫn thế. Số tiền lúc này được dồn vào nhiều hơn. Cộng cả tiền gốc và lãi của phi vụ đầu tiên, rồi huy động anh em, bạn bè, mỗi người cũng giắt lưng ngót nghét vài tỷ để buôn đá đỏ. Và cũng như lần đầu, số tiền lãi sau mỗi phi vụ buôn bán làm họ ngây ngất.
Đại tá Tăng, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát 113, Công an Hà Tĩnh nhớ lại những chiêu thức lừa đảo thời đó. |
Lần cuối, nhóm người lạ mặt bỗng dưng triệu tập tất cả các đại gia phố núi trong một khách sạn hạng sang ở Vinh để thông báo: Có người ở Thái Lan, muốn đặt mua một lô hàng lớn, trị giá cỡ vài chục tỉ. Hiện đã gom được gần nửa số hàng trên, mọi người khẩn trương về gom nốt hàng còn lại. Vụ này nếu thành công, mỗi người chắc lãi cả tỷ đồng.
Cuộc họp kết thúc nhanh chóng. Những đại gia phố núi lại tức tốc về Quỳ Châu để gom hàng. Chẳng hiểu sao, ngay sau hôm đó, lại có thông tin người dân vừa đào được một lô đá đỏ khá lớn, có thể đáp ứng được đơn đặt hàng của vị khách bên Thái Lan. Vậy là bao nhiêu tiền vốn và lãi buôn bán bấy lâu nay, các đại gia phố núi dốc hết để mua lô hàng.
1 ngày, 10 ngày rồi 1 tháng, chẳng thấy ai quay lại để nhận hàng. Lo lắng vì toàn bộ gia sản đã dốc hết để mua lô đá đỏ trị giá hơn chục tỷ, cả nhóm lập tức phi ra Hà Nội để bán bớt đi một ít, lấy vốn để quay vòng.
Đến lúc này, họ mới vỡ lẽ: toàn bộ lô hàng hơn chục tỷ đồng trên đều là đá giả, nếu đem bán tống, bán tháo cũng chỉ mua đủ mấy cân thịt lợn.
Đại tá Tăng, nguyên Trưởng phòng CS 113, công an Hà Tĩnh cho hay: thời đó, dân lừa đảo rất chuyên nghiệp. Họ mang những viên đá công nghiệp màu đỏ mang về Quỳ Châu, rồi trà trộn vào những hầm khai thác đá, ném xuống hố.
Sau đó, cho nguời loan tin về việc có người đào được những viên đá đỏ quý. Một phi đội cò mồi cũng xuất hiện để nâng cao giá trị của viên đá này. Và, không ít nguời đã bị sập bẫy bởi những thủ đoạn hết sức tinh vi này.
Kỳ 8: ĐẠI GIA ĐÁ ĐỎ KỂ VỀ NHỮNG CHIÊU LỪA ĐẢO
Rất nhiều chiêu thức hô biến đá thường thành đá đỏ được các tên lừa đảo chuyên nghiệp thời đó sử dụng. Nghề lừa, cũng lắm công phu. Có người, sau một đêm đã mất đi hàng tỉ đồng.
“Nghề lừa, cũng lắm công phu”
Đó là câu đúc kết của một người từng là đại gia một thời ở "tử huyệt" Châu Bình. Giờ thì Nam (vì lý do yêu cầu, chúng tôi không đưa tên thật của nhân vật) chỉ là lái xe chạy tuyến Nghĩa Đàn – Vinh. Nam bảo: có lẽ, chiếc xe 24 chỗ là số tiền duy nhất mà anh gom góp được sau bao nhiêu năm buôn bán đá đỏ.
Nam kể rằng, những năm 90, cả làng, cả xã bỏ hết đi theo cơn sốt đá đỏ. May mắn được cứu sống sau một vụ sập hầm, Nam bỏ hẳn nghề, chạy theo buôn đá đỏ.
Lúc đầu, cũng chỉ là nhỏ lẻ, buôn bán theo kiểu chộp giật. Thấy viên nào rẻ, ưng ý thì mua rồi tìm cách bán lại. Ngày đó, người dân nơi đây chỉ biết nhận ra đá đỏ qua cảm giác, linh tính chứ không hề có máy móc để phân biệt thật giả.
Sau nhiều phi vụ buôn bán may mắn, thấy việc buôn bán đá đỏ lãi thật khủng khiếp, gấp hàng chục lần so với bỏ công sức đi đào đá đỏ, Nam huy động cả anh em hùn vốn, mở rộng thị trường ra tận Hà Nội.
Lần này, Nam cũng chỉ mua đá của người dân theo cảm tính. Những lần may mắn đó đã khiến anh gom góp ngót nghét được cỡ vài tỉ bạc. Số tiền này, vào thời kỳ đó, đối với một người như anh quả là khủng khiếp. Có tiền, anh xây thêm khách sạn và mở đại lý chuyên thu mua đá đỏ.
Một buổi tối tháng 8 năm 1992, có 3 người đàn ông đi trên chiếc xe hơi sang trọng ghé thăm khách sạn của Nam. 2 người là dân Hà Nội, còn một người nữa, là đại gia chuyên buôn bán đá đỏ người Thái Lan. 2 người đàn ông nói giọng Bắc nhờ Nam đổi một số ngoại tệ khá lớn.
Thời đó, việc mang một lượng tiền mặt cỡ chừng 1 tỷ đồng về thủ phủ Quỳ Châu không phải là dễ. Bởi, lực lượng công an đã lập các chốt chặn, kiểm tra rất gắt gao; những người lên Quỳ Châu không được phép mang theo nhiều tiền.
Sau nhiều đêm cắt rừng, men theo đường tiểu ngạch, mấy bao tải tiền đã được Nam mang về để đưa cho 3 vị khách lạ mặt trong nhà.
Tiền vừa mang về buổi tối thì đêm khuya đã có một người đàn bà cỡ ngoài 40 tuổi gõ cửa nhà Nam để tìm gặp 3 vị khách lạ mặt. Cuộc mua bán diễn ra rất chóng vánh. 4 viên đá màu đỏ ngay lập tức được người đàn bà bán cho vị khách người Thái Lan với giá hơn 1 tỷ đồng.
Những bì tải tiền mà Nam vừa đổi hộ lúc chiều được chuyển cho người đàn bà. Người phụ nữ vội sai người khuân những bì tiền, cho lên chiếc xe đang chờ sẵn ở cổng rồi phóng đi, mất hút trong đêm tối.
Ngày đó, gần như người dân Quỳ Châu chỉ có thể phân biệt đâu là đá thật, đâu là đá đỏ nhờ.. cảm tính. Chính vì thế, nhiều người đã phải ăn trái đắng từ những đại gia lừa đảo. |
Phi vụ mua bán kết thúc, 3 người lạ mặt gọi Nam đến để trả công cho anh số tiền mà họ nhờ anh đi đổi ở Vinh. Gần 100 triệu được vị khách người Thái hào phóng chuyển cho Nam. Nam ướm thử muốn xem 4 viên đá mà họ vừa mua, vị khách Thái Lan cẩn thận mở ca táp, rón rén đưa ra 4 viên đá màu huyết bồ câu, to bằng cỡ hạt ngô, không một vết rạn nứt.
Nam ngạc nhiên vì sự hoàn mỹ của những viên đá này. Kinh nghiệm những năm buôn bán đá đỏ ở đất này cho thấy, đây là những viên Ru by hoàn hảo nhất, vừa đảm bảo về kích thước, màu sắc, vừa lại không bị rạn nứt. Và, quãng đời buôn bán đá đỏ, anh chưa từng gặp viên đá nào đẹp như thế này.
Thấy anh đang mải miết ngắm nghía những viên đá tuyệt bích, vị khách người Thái xì xồ: “Đây là những viên đá đẹp nhất mà hơn 20 năm từng buôn đá quý, tôi chưa bao giờ gặp. Mỗi viên như thế này, đem bán cỡ được 1 tỷ đồng”.
Nam nhẩm tính sơ sơ, phi vụ buôn bán đá đỏ này, 3 vị khách đã lãi ròng ngót nghét 3 tỷ. Số tiền này, gom cả thị trấn Châu Bình may ra mới có được. Thấy Nam đang ngẩn ngơ, vị khách người Thái lên tiếng: nếu anh tìm được viên đá như thế này, cứ giới thiệu cho tôi, tôi trả anh 700 triệu mỗi viên. Bao nhiêu tôi cũng mua hết.
Khó có thể phân biệt đâu là đá thật, đâu là đá giả. Những viên đá màu huyết bồ câu này ngày đó đã khiến không ít đại gia phải khuynh gia, bại sản. |
Đêm hôm đó, Nam ngủ lại phòng với 3 người lạ mặt. Câu chuyện của 4 người trong căn phòng kín chỉ xoay quanh chuyện làm thế nào để phân biệt được những viên đá đắt tiền. Ông khách người Thái kết luận: Buôn đá cả đời, nếu gặp được những viên Ruby bằng hạt ngô, màu huyết bồ câu, không bị rạn nứt thì là trúng mánh to rồi.
Cả đêm hôm đó, anh không tài nào ngủ được. Hình ảnh những viên đá Ru bi màu huyết bồ câu và số tiền lãi gần 3 tỷ đồng cứ nhảy múa trong đầu anh. Nam quyết, sẽ làm giàu bằng cách này: đi săn những viên Ru bi hoàn hảo nhất.
Tinh mơ sáng, đã có 2 người lạ mặt gõ cửa phòng, một nam, một nữ, nói giọng lơ lớ miền Nam. Chiếc Toyota màu sữa mới khự đang nổ máy chờ trước sân nhà. Vị khách người Thái cẩn thận mở valy, lấy ra 4 viên đá vừa mua hôm qua đưa cho 2 người mới đến. Sau khi xem hàng, người phụ nữ liền sai tài xế mang đủ 4 tỷ đồng đưa cho vị khách Thái Lan.
Cất lưới
Sau khi mua xong 4 viên đá, đôi nam nữ nói giọng miền Nam ngỏ ý nhờ Nam lên xe để cùng hộ tống lô hàng này về đến thành phố Vinh.
Lý do mà họ đưa ra là: trên xe đang còn một khoản tiền mặt lớn, cộng mới lô đá đỏ có giá trị nên sợ giữa đường gặp bọn trấn lột. Nam nhận lời hộ tống cặp nam nữ này đi về Vinh.
Xe về đến thành phố Vinh, người phụ nữ rạch bao tải tiền, đưa cho Nam mấy chục triệu tiền công. Trước khi trở về Châu Bình, người đàn bà này ghé tai Nam nói nhỏ: Nếu tìm được những viên đá như thế này, gọi điện cho họ ngay, mỗi viên đá đẹp, đúng yêu cầu, họ sẽ trả đúng 1 tỷ đồng. Nếu mang về đến Vinh để bán, mỗi viên sẽ được trả thêm 100 triệu nữa.
Trở về Quỳ Châu, anh lao vào tìm mua đá đỏ. Nghe tin nơi nào người dân vừa đào được đá, anh lập tức phi đến để xem. Nhưng rốt cuộc, chẳng kiếm được viên nào như anh đã từng thấy.
Một tuần sau, trong khi đang ngồi lai rai mấy chai bia Lyquan với lạc rang ở một quán ven đường thì nghe thông tin: phu đá vừa đào được một lô đá đẹp lắm. Hỏi bà béo bán quán, bà cũng bảo: Nghe đâu sáng nay nhóm người đào đá ở Hà Nam Ninh đào trúng vỉa lớn, được đâu gần chục viên, viên nào viên nấy đều nhau tăm tắp.
Vứt vội chai bia còn hơn nửa, anh phi xe, cố gắng len vào đồi Tỷ. Chẳng khó gì để anh hỏi được thông tin đám phu đào đá đỏ vừa trúng mánh lớn. Đến nơi, anh ngẩn người khi nghe tin: lô đá đỏ đã được bán cho một đám người Bắc với giá nghe đâu gần 100 triệu mỗi viên.
Lục tung cả thị trấn Quỳ Châu, cuối cùng, anh cũng tìm được đoàn người Bắc vừa trúng lô đá đỏ, mà theo anh, giá trị của nó phải đến cỡ chục tỷ đồng. Biết tiếng Nam ở đất Quỳ Châu này nên nhóm người miền Bắc đã cho anh xem lô hàng.
Nam như không tin vào mắt mình nữa. 10 viên đá, viên nào viên nấy đều hoàn mỹ, đều cùng một màu huyết bồ câu, to bằng hạt ngô, và điều đặc biệt là không một vết nứt. Số đá này chẳng khác gì lô đá trị giá 4 tỉ đồng mà vị khách người Thái Lan vừa trúng trước đó.
Anh ướm hỏi mua. 300 triệu mỗi viên là giá chốt cuối cùng. Nhẩm tính, nếu mua hết lô này, Nam cũng lời ngót nghét 7 tỷ nên anh đồng ý với gía đó. Tuy nhiên, là người cẩn thận, nên Nam chỉ mua một viên với giá 300 triệu đồng. Trước khi về, anh không quên dặn mấy người này để lại hết lô đá cho mình.
Liên hệ ngay với cặp nam nữ nói giọng miền Nam, anh lập tức phi xuống Vinh. Cặp vợ chồng sau khi xem qua đã trả giá cho anh mỗi viên 1,1 tỉ, có bao nhiêu cũng mua hết. Bán vội viên đá mang theo, anh phi ngay về Quỳ Châu ngay trong đêm.
Về nhà gom hết toàn bộ tiền, anh chạy đến nơi ở của nhóm người đang giữ lô đá đỏ. Tới nơi, lại thấy 3 vị khách ở trong khách sạn của mình cũng có mặt để mua lô hàng này. Giá mỗi viên đá đỏ được nâng từ 300 triệu lên đến 500 triệu. Nam phải dùng hết lời lẽ, hết mật ngọt đến dọa dẫm mới ẵm được toàn bộ lô hàng này với giá gần 5 tỷ đồng.
Xuống Vinh khi trời đã nhá nhem tối, Nam cười đắc thắng: với lô hàng này, mình đã lãi tới 6 tỷ đồng. Cửa phòng cặp vợ chồng khóa, hỏi lễ tân thì họ bảo 2 người này đã trả phòng. Gọi điện thì không tài nào liên lạc được.
Linh tính chẳng lành, anh gọi điện về nhà, để mong bán lại lô hàng này cho 3 vị khách ở trọ nhưng chỉ nhận được thông báo: sau khi anh mua xong lô hàng này thì 3 vị khách cũng trả tiền phòng và lên xe mất hút. Nhờ người quen tìm nhóm người đã bán lô đá cho mình, Nam cũng chỉ nhận được thông tin: Sau khi bán xong hàng, có 3 người lạ mặt đi trên chiếc ô tô màu sữa đã chở họ đi đâu mất.
Kỳ cuối: SỰ SỤP ĐỔ CỦA "ĐẾ CHẾ ĐÁ ĐỎ"
Đế chế đá đỏ cuối cùng đã kết thúc. Những tên tướng cướp từng gây bao nỗi kinh hoàng cho người dân nơi đây bị bắt. Những cái tên Đồi Tỷ, Đồi Triệu rút cuộc chỉ mãi mãi là ký ức buồn cho những ai đã từng đến nơi đây...
Sự sụp đổ của đế chế giang hồ đá đỏ
Lại nói đến băng cướp rừng xanh với những cái tên Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường. Sau những chuỗi ngày gây nên những tội ác kinh hoàng, tất cả bọn chúng đều nằm trong tầm ngắm của lực lượng công an. Một chuyên án vây bắt những “ông trùm” giang hồ đất Quỳ Châu nhanh chóng được thành lập.
Nguyễn Văn Đường - đệ nhị của băng cướp rừng xanh, tay súng thiện chiến và khát máu nhất dưới trướng của Vi Văn Phong sau khi nã đạn lấy đi mạng sống một hạ thủ đã lẩn vào rừng, tìm đường cắt rừng để tẩu thoát. Phải mất một ngày trời, các chiến sỹ công an ngày đó mới bắt sống được y, khi trong người y vẫn còn một khẩu súng K54 lên sẵn đạn, 2 quả lựu đạn gắn liền vào cạp quần.
Nguyễn Văn Đường - đệ nhị của băng cướp rừng xanh, tay súng thiện chiến và khát máu nhất dưới trướng của Vi Văn Phong sau khi nã đạn lấy đi mạng sống một hạ thủ đã lẩn vào rừng, tìm đường cắt rừng để tẩu thoát. Phải mất một ngày trời, các chiến sỹ công an ngày đó mới bắt sống được y, khi trong người y vẫn còn một khẩu súng K54 lên sẵn đạn, 2 quả lựu đạn gắn liền vào cạp quần.
Nguyễn Văn Đường, tên ác thú từng gây ra những tội ác kinh hoàng một thời. Đế chế giang hồ đá đỏ sụp đổ từ ngày Đường và Vi Văn Phong bị bắt. |
Thượng tá Nguyễn Cảnh Chanh – Phó trưởng phòng cảnh sát 113 còn nhớ như in lần được lệnh bắt sống Nguyễn Văn Đường. Lần đó, sau khi nhận được lệnh từ trạm Cảnh sát kinh tế đặc biệt (trạm 34), anh một mình khăn gói cắt rừng tìm tung tích của tên tướng cướp.
Gửi lại nhà người dân bản bộ sắc phục với lời nhắn: “Nếu chiều tối, tôi không về, thì có nghĩa là tôi đã thiệt mạng”, anh cải trang lên đường. Sau gần 1 ngày cắt rừng, cuối cùng, anh cũng tìm ra tung tích của nhị ca Nguyễn Văn Đường khi y đang tìm đường tẩu thoát.
Trong vai một tay anh chị từ Quế Phong, vừa lỡ giết mất mạng người để cướp đá đỏ, cuối cùng, anh cũng lân la hỏi chuyện được với Nguyễn Văn Đường. Cả 2 khoác tay nhau tìm đường chạy trốn, kiếm nơi mới để tiếp tục dựng nghiệp.
Lừa cho Đường sơ hở, anh rút súng, chiếc còng số 8 ngay lập tức siết chặt đôi tay cuồn cuộn của tên Đường. Sau này, trước khi Nguyễn Văn Đường lên xe về trại giam, y còn ngoái lại nói với Nguyễn Cảnh Chanh: “Đời thằng Đường này, ngồi tù nhiều hơn ở ngoài. Suốt đời toàn đi lừa người khác, chứ chưa ai lừa mình. Vậy mà cuối cùng lại dính bẫy của ông”.
Đường bị bắt, Vi Văn Phong trở nên cảnh giác hơn. Y thoắt ẩn, thoắt hiện như một bóng ma, tiếp tục gây nên những tội ác kinh hoàng. Khi thì y trốn sâu trong rừng xanh, chỉ huy đàn em; lúc lại chui ra giữa bè nứa giữa sông để trốn. Nhiều lần, lực lượng công an đã suýt bắt sống được y, y lại liều lĩnh nổ lựu đạn và chĩa súng, tìm cách tẩu thoát.
Thế nhưng, rút cuộc thì số phận của tên tướng cướp này cũng kết thúc. Y bị bắt khi đang hút thuốc phiện trong lán trại của Hiệp ngất. Đang trong cơn ngất ngây của khói thuốc phiện thì lực lượng công an ập đến, bắt sống y giải về trạm cảnh sát gần đó.
2 con sói già của giang hồ đá đỏ Quỳ Châu bị bắt, kết thúc chuỗi ngày làm mưa, làm gió ở lãnh địa máu Châu Bình. Đế chế đá đỏ cũng bị sụp đổ từ khi Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường tra tay vào còng số 8.
Gửi lại nhà người dân bản bộ sắc phục với lời nhắn: “Nếu chiều tối, tôi không về, thì có nghĩa là tôi đã thiệt mạng”, anh cải trang lên đường. Sau gần 1 ngày cắt rừng, cuối cùng, anh cũng tìm ra tung tích của nhị ca Nguyễn Văn Đường khi y đang tìm đường tẩu thoát.
Trong vai một tay anh chị từ Quế Phong, vừa lỡ giết mất mạng người để cướp đá đỏ, cuối cùng, anh cũng lân la hỏi chuyện được với Nguyễn Văn Đường. Cả 2 khoác tay nhau tìm đường chạy trốn, kiếm nơi mới để tiếp tục dựng nghiệp.
Lừa cho Đường sơ hở, anh rút súng, chiếc còng số 8 ngay lập tức siết chặt đôi tay cuồn cuộn của tên Đường. Sau này, trước khi Nguyễn Văn Đường lên xe về trại giam, y còn ngoái lại nói với Nguyễn Cảnh Chanh: “Đời thằng Đường này, ngồi tù nhiều hơn ở ngoài. Suốt đời toàn đi lừa người khác, chứ chưa ai lừa mình. Vậy mà cuối cùng lại dính bẫy của ông”.
Đường bị bắt, Vi Văn Phong trở nên cảnh giác hơn. Y thoắt ẩn, thoắt hiện như một bóng ma, tiếp tục gây nên những tội ác kinh hoàng. Khi thì y trốn sâu trong rừng xanh, chỉ huy đàn em; lúc lại chui ra giữa bè nứa giữa sông để trốn. Nhiều lần, lực lượng công an đã suýt bắt sống được y, y lại liều lĩnh nổ lựu đạn và chĩa súng, tìm cách tẩu thoát.
Thế nhưng, rút cuộc thì số phận của tên tướng cướp này cũng kết thúc. Y bị bắt khi đang hút thuốc phiện trong lán trại của Hiệp ngất. Đang trong cơn ngất ngây của khói thuốc phiện thì lực lượng công an ập đến, bắt sống y giải về trạm cảnh sát gần đó.
2 con sói già của giang hồ đá đỏ Quỳ Châu bị bắt, kết thúc chuỗi ngày làm mưa, làm gió ở lãnh địa máu Châu Bình. Đế chế đá đỏ cũng bị sụp đổ từ khi Vi Văn Phong và Nguyễn Văn Đường tra tay vào còng số 8.
Thủ phủ hoang phế
Giờ thì Châu Bình - lãnh địa máu một thời yên bình đến kỳ lạ. Con đường mòn dẫn từ QL 48 vào đồi Tỷ vắng hoe, vắng hoắt. Thi thoảng mới có một vài người đi chăn trâu hay lấy củi trong rừng đi vào con đường này. Ngay cạnh gần Đồi Tỷ, có một công ty khai thác đá quý nhưng tìm mãi mới thấy một vài người đang chăn gà.
Kế đó là những chiếc xe tải hoen rỷ bởi dấu ấn của thời gian. Những ngôi nhà với bức tường phủ xanh rêu mốc, dây leo mọc bám chằng chịt. Máy móc, dụng cụ khai thác nằm im một chỗ đã hơn chục năm nay. Cảnh vật hoang sơ, im lìm như minh chứng cho sự "đắp chiếu" lâu năm của một "đại công trường" đá quý một thời vang bóng.
Máy móc hoen rỉ bởi thời gian. Ít ai có thể ngờ được, nơi đây hơn 20 năm về trước từng là lãnh địa máu. |
Cách đó chừng 500m, nằm trên con đường mòn ra vào đồi Tỷ là những tàn tích: Những dãy núi đá nham nhở, hồ nước trong xanh tĩnh lặng như tờ; máy móc, vòi rồng, ống dẫn nước lên đồi nằm chơ vơ hoen gỉ; xa xa vẫn còn những hố đất đào dở đọng nước.
Nghe đâu, thời đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải đưa các công ty nhà nước lên đấu thầu toàn bộ khu vực khai thác đá đỏ này để ngăn không cho người dân khai thác nữa.
Mà cũng kỳ lạ, từ ngày đó, chẳng ai bén mảng vào khai thác đá đỏ nữa. Bởi, có tìm đỏ cả con mắt cũng không sao tìm thấy một viên đá nào. Người ta bảo, đá quý đã theo lời nguyền của ông thầy Tàu nào đó từ xa xưa 'một phần chảy về Tây Tạng, phần còn lại lặn sâu vào lòng đất'.
Số khác tỏ ra am hiểu hơn lý giải sự ra đi của anh em, họ hàng Ruby bằng sức hút của Trái đất tương tác với những hành tinh tận thiên hà xa xôi nào đó nên bị lõi Trái đất hút ngược vào trong. Giải thích không thống nhất về sự biến mất của những viên đá quý trên đất Quỳ Châu ai đúng hơn không biết, nhưng sự thật đá quý trong lòng đất Quỳ Châu gần như không còn tìm thấy là chuyện có thật.
Đá tặc tản dần, tệ nạn xã hội cũng dần lui, nhiều vị lãnh đạo chính quyền thở phào như trút được gánh nặng. Nạn "đá tặc" tự thế mà yên.
Người ta bảo đá quý tự nhiên xuất hiện ở Quỳ Châu rồi tự nhiên rủ nhau mà đi hết ấy là vận. Đá quý xuất hiện là do vận may của một số người. Những người đi làm đá đỏ, ai gặp vận thì giàu, ai không gặp vận thì gặp hạn.
Không đào được đá quý đã đành, qua dăm bảy tháng lặn lội trong rừng họ đưa về cho gia đình, vợ con những thân tàn ma dại vì nghiện ngập hoặc ít ra cũng là những cơn sốt rét vàng da và ốm đau, túng quẫn.
Không biết có bao nhiêu người gặp vận, chỉ thấy hàng trăm héc ta rừng, hàng chục héc ta ruộng nương trở thành bãi chiến trường, bị cày xới, cây cối ngổn ngang, hoa màu tàn lụi, đẩy hàng trăm hộ đồng bào địa phương vào cơn bĩ cực, đã khốn khó càng khốn khó hơn.
Màu xanh đã xuất hiện tại khu vực Đồi Tỉ. Câu chuyện về một thời đá đỏ, mãi chỉ còn trong hoài niệm. |
Đại tá Hiệu bảo rằng, sau cơn lốc đá đỏ, chính quyền sở tại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đồi núi bị cày xới ngổn ngang, lòng sông cũng bị xới tung, nước đục ngầu, đỏ sền sệt y như màu máu. Thêm vào đó là các tệ nạn xã hội: nghiện ngập, cờ bạc. Mà, các tệ nạn này, nó còn dai dẳng đến nhiều năm sau này. Phải mất rất lâu thời gian, người ta mới khắc phục được những hậu quả ghê gớm đó.
Màu xanh bắt đầu nảy mầm trên những ngọn đồi chết, lòng sông trong xanh dần, tưới mát cho những cánh đồng. Người dân sau một thời gian dài ngủ mê trong giấc mơ đá đỏ, nay sáng sáng, chiều chiều lên rẫy làm nương. Đêm đêm, người ta không còn giật mình bởi những tiếng đạn khô khốc khạc ra từ nòng súng; không còn cảnh sập hầm, chết chóc tang thương. Dòng suối ven đồi Tỷ cũng chuyển từ màu đỏ quạch, y như màu máu sang trong xanh.
Và câu chuyện về một thời đá đỏ, mãi mãi chỉ còn trong hoài niệm của những người dân nơi đây. Đó là câu chuyện đau thương của hơn 20 năm về trước. Câu chuyện đó, thi thoảng vẫn được những người cao niên trong làng kể lại cho nhau nghe trong những lúc trà dư, tửu hậu.
Màu xanh bắt đầu nảy mầm trên những ngọn đồi chết, lòng sông trong xanh dần, tưới mát cho những cánh đồng. Người dân sau một thời gian dài ngủ mê trong giấc mơ đá đỏ, nay sáng sáng, chiều chiều lên rẫy làm nương. Đêm đêm, người ta không còn giật mình bởi những tiếng đạn khô khốc khạc ra từ nòng súng; không còn cảnh sập hầm, chết chóc tang thương. Dòng suối ven đồi Tỷ cũng chuyển từ màu đỏ quạch, y như màu máu sang trong xanh.
Và câu chuyện về một thời đá đỏ, mãi mãi chỉ còn trong hoài niệm của những người dân nơi đây. Đó là câu chuyện đau thương của hơn 20 năm về trước. Câu chuyện đó, thi thoảng vẫn được những người cao niên trong làng kể lại cho nhau nghe trong những lúc trà dư, tửu hậu.
Theo Viet Nam Net