Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015
NHỮNG VƯƠNG MIỆN VÔ GIÁ NỔI TIẾNG
Là một biểu tượng cho quyền lực vua chúa, những chiếc vương miện vô giá luôn gợi nhớ đến thời đại hoàng kim của các đế chế trong lịch sử.
Nằm trong bộ phục sức dành cho các triều vua Bohemia, vương miện của Thánh Wenceslas được làm vào năm 1347 nhằm phục vụ hoàng đế Charles V lên ngôi. Vương quốc Bohemia tức Cộng hòa Séc ngày nay là một phần thuộc Đế chế La Mã Thần thánh và bao gồm Đức, Áo, Hungary, Ba Lan, Italy, Ukraine ở thời kỳ thịnh vượng nhất.
Chiếc vương miện rất tương xứng với người trị vì vương quốc rộng lớn trên. Nó được chạm trổ từ 21-22 cara vàng, gắn tổng cộng 19 viên ngọc bích, 44 viên đá quý màu đỏ, 1 viên hồng ngọc, 30 viên ngọc lục bảo và 20 viên ngọc trai.
Chiếc vương miện được Fredrick III, vị vua đầu tiên theo chế độ quân chủ chuyên chế của Đan Mạch, đặt làm cho con trai. Ông muốn người thừa kế ngai vàng của mình có một biểu tượng quyền lực và quang vinh khi ông mất. Paul Kurtz, thợ kim hoàn hoàng gia, đã chế tác chiếc vương miện ở Copenhagen vào năm 1670-1671. Một trong những viên ngọc bích lớn nhất gắn trên vương miện là quà do Công tước Milan tặng vua Đan Mạch Christian I, vào năm 1474.
Chiếc vương miện được làm theo lệnh của vua Maximillian I, vị vua đầu tiên của xứ Bavaria nay thuộc nước Đức. Viên kim cương màu xanh thẫm nổi tiếng mang tên Wittelsbach ở chính giữa vương miện đã bị đem bán và thay vào đó là một bản sao bằng thủy tinh. Tuy nhiên, vương miện vẫn gắn nhiều viên ngọc trai, hồng ngọc, ngọc lục bảo và kim cương với giá trị ước tính 17 triệu USD.
Là một trong những chiếc vương miện nổi tiếng nhất thế giới và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất, chiếc vương miệng gắn 5 viên hồng ngọc, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo, 273 viên ngọc trai, 2.868 viên kim cương.
Ở chính giữa là viên kim cương Koh-i-Noor nặng 105 cara có xuất xứ Ấn Độ. Ngày nay, chiếc vương miện đang nằm ở tháp London cùng với các đồ vật khác trong bộ phục sức của hoàng gia Anh.
Đây là vương miện các hoàng đế La Mã từ thế kỷ 11 đến khi đế chế giải thể năm 1806. Nó có hình dáng bát giác thay vì hình tròn như thông thường và được trang trí bằng 144 viên đá quý cùng ngọc trai. Những viên đá quý không được cắt thành nhiều mặt mà mài tròn trịa. Hiệu quả khiến chiếc vương miện dường như phát sáng.
Lúc đầu, nằm ở vị trí trung tâm của chiếc vương miện là một viên đá opal lớn màu trắng ánh đỏ rượu vang. Nhưng viên đá quý nổi tiếng này đã bị thất lạc và thay thế nó là một viên ngọc bích hình tam giác.
Monomakh’s Cap là tên gọi của chiếc vương miện cổ nhất được trưng bày ở điện Kremlin, một di vật quan trọng từ thời các sa hoàng Nga. Nguồn gốc của nó hiện vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng các học giả hiện đại cho rằng đây là món quà Thành Cát Tư Hãn gửi tặng anh vợ - Công tước Moskva Ivan Kalita, trong thời kỳ Mông Cổ xâm chiếm nước Nga. Chiếc vương miện gồm phần mũ chỏm bằng vàng ròng, phủ ngoài là vàng miếng cuộn tròn gắn hồng ngọc và ngọc lục bảo.
Chiếc vương miện được sử dụng lần đầu tiên trong lễ đăng quang của Catherine II, tức Catherine Đại đế, vào năm 1762 và là tuyệt tác của hai thợ kim hoàn Ekart và Jeremia Pauzie.
Trên vương miện gắn 7 viên kim cương cỡ lớn từ bộ sưu tập kim cương của nước Nga. Chiếc vương miện mất tích ở Ireland cho đến năm 1948 và được mang trở về Nga năm 1950.
Vương miện của vua Eric XIV, Thụy Điển, được thợ kim hoàn Cornelius ver Welden chế tác ở Stockholm vào năm 1561 theo phong cách Phục hưng. Chiếc vương miện đã qua chỉnh sửa nhiều lần trong các thế kỷ nhưng đến nay, nó đã được khôi phục trở về hình dáng nguyên bản dưới thời kỳ trị vì của vua John III.
Chiếc vương miện ba tầng hình chóp đã được các Giáo hoàng sử dụng từ thế kỷ thứ 8. Ngày nay, có 22 chiếc vương miện Giáo hoàng còn được lưu giữ trong tòa thánh Vatican.
Chiếc mũ trùm đầu này được cho là thuộc về Moctezuma II, vị vua trị vì đế chế Aztec trước khi bị Tây Ban Nha đánh bại. Nó gồm nhiều chiếc lông chim gắn xung quanh một khung vàng nạm đá quý. Chiếc mũ được Archduke Ferdinand mua năm 1575 và ký gửi ở Bảo tàng Dân tộc học ở Vienne từ thế kỷ 19 cho đến nay. Đây là chủ đề gây tranh cãi giữa Mexico và Áo. Mexico khẳng định chiếc mũ thuộc chủ quyền của nước này trong khi Áo tuyên bố không thể di chuyển nó vì dễ hư hại.
DÙNG ĐÁ QUÝ ĐỂ BÀY ĐẠI TIỆC
PHÒNG GIÁM ĐỊNH NGỌC HỌC DÙNG ĐỒ NGHỀ GÌ?
PHÂN BIỆT KIM CƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐÁ TỔNG HỢP CUBIC ZIRCONIA
TẠI SAO PHẢI ĐEO ĐÁ QUÝ THEO CUNG PHI?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét