Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

KIM CƯƠNG KHỦNG Ở NGA BỊ TRÁO




Báo Kommersant của Nga cho biết số tài sản bị mất thuộc về Công ty cổ phần khai thác kim cương Severalmaz. Kim cương loại 10,8 carat (loại rất lớn) mất 66 carat, loại 1,8 carat mất hơn 196 carat.


Đại diện công ty này khẳng định đã ký gửi khoảng 150.000 cara kim cương thô vào Quỹ kim loại và đá quý quốc gia (Gokhran) trực thuộc Bộ Tài chính Nga để thực hiện quy trình phân loại bắt buộc.
Đến khi nhận lại, Severalmaz phát hiện một phần số kim cương này đã bị đánh tráo bằng hàng kém phẩm chất, riêng một số viên đá kích thước lớn được bảo hiểm ít nhất nửa triệu USD bốc hơi không tung tích.
Có thể khởi tố
Công ty Severalmaz phát hiện khối lượng số kim cương nhận lại từ Gokhran hồi tháng 6 không thay đổi so với trước khi kiểm tra kỹ thuật, nhưng những viên to và quý nhất đã bị đánh tráo bằng những viên kém giá trị hơn.
Có bốn viên kim cương “mất tích” được bảo hiểm tới nửa triệu USD, tức giá thị trường có thể lên đến vài triệu.
Chuyên gia Sergei Goryainov của Công ty Rough & Polished - chuyên phân tích và tư vấn về thị trường kim cương và nữ trang tại Nga - nhận định nếu khả năng đánh tráo kim cương ở Gokhran được xác định, vụ án sẽ được khởi tố.
“Đây sẽ là đòn giáng chưa từng có vào uy tín của Gokhran. Trước nay hệ thống kiểm sát nhà nước của Nga trong giao thương kim cương nguyên liệu được xem là chuẩn mực của thế giới. Nó có thể theo dõi bất kỳ viên đá nào kể từ lúc mới khai thác cho đến công đoạn hoàn thiện” - ông Goryainov bình luận.
Russia's Gokhran.
Ở Nga, kim cương từ lâu được xem như một loại hàng hóa có giá trị dự trữ tương đương vàng, dù trên thế giới người ta thường dùng nó như nguyên liệu trang sức.
Chức năng phân loại và xử lý kim cương nguyên liệu được giao cho Gokhran từ thập niên 1950, khi đó Liên Xô bắt đầu tăng cường khai thác các mỏ kim cương ở vùng Yakuts. Hiện tại, đây là một dịch vụ Gokhran cung cấp cho các đối tác trên thị trường.
Một ủy ban của Gokhran và Bộ Tài chính Nga hiện đang điều tra vụ việc. Nếu là sự thật, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào uy tín của một cơ quan lâu đời và bí mật nhất nước Nga.
Kho tàng bí mật
Gokhran được thành lập vào năm 1920 theo quyết định của Hội đồng dân ủy Liên bang Xô viết (tên gọi Chính phủ Liên Xô giai đoạn 1917-1946). Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng 10, Gokhran là nơi cất giữ của cải, châu báu của dòng họ Romanov - hoàng tộc cuối cùng của Nga, cùng nhiều tài sản giá trị từ khắp nơi trên cả nước.
Bên trong Gokhran.
Mọi thông tin về hoạt động của Gokhran từ đó đến nay luôn được xếp vào dạng tuyệt mật. Thậm chí đến lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Xô viết cũng không biết được có bao nhiêu vàng bạc, đá quý bên trong Gokhran. Vào thời đó chỉ có hai nhà lãnh đạo là Lenin và Stalin nắm được thông tin này.
Hiếm hoi lắm mới có người được tận mắt chứng kiến kho báu Gokhran. Chính trị gia Georgyi Aleksandrovich Solomon là một trong những người may mắn đó, ông làm việc cho Chính phủ Liên Xô đến năm 1923.
Solomon hồi tưởng: “Chúng tôi dừng ở một tòa nhà lớn có năm tầng. Tôi bước vào và ngay lập tức thực tại biến mất, thay vào đó là một thế giới như trong cổ tích... Tôi lang thang qua các căn phòng rộng lớn chất đầy những rương, hòm, giỏ, hộp...
Chúng chỉ được che phủ bằng các tấm vải cũ, khăn trải bàn... nhưng lại chứa đầy kim cương, châu báu. Có cả hàng đống nằm vương vãi trên sàn nhà và bệ cửa sổ.
Đồ dùng bằng bạc nằm lẫn lộn với tác phẩm nghệ thuật, dây chuyền, hộp thuốc lá bằng vàng, khuyên tai... Có những món đồ thuộc về gia đình Sa hoàng, những món khác từ viện bảo tàng...”.




Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

LỪA BÁN THIÊN THẠCH GIÁ TRIỆU ĐÔ



Công an quận Cái Răng, TP Cần Thơ, vừa bàn giao 4 nghi can gồm: Nguyễn Văn Hiển (SN 1945, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Hồ Văn Xem (SN 1964, ở TP.HCM), Hồ Quốc Thanh (SN 1984, ở TP Cần Thơ) và Nguyễn Văn Nhận (SN 1964, ở tỉnh Vĩnh Long) cho công an tỉnh Cà Mau để tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
thiên thạch, lừa đảo, đá quý, đại gia, vào tù, hòn đá, thiên-thạch, lừa-đảo, đá-quý, đại-gia, vào-tù, hòn-đá,
4 đối tượng hiện bị tạm giữ
Trước đó đêm 10/8 lực lượng công an khi kiểm tra một nhà nghỉ ở khu vực Võ Thành, phường Lê Bình, quận Cái Răng, đã phát hiện 4 đối tượng nói trên. Và khi kiểm tra hành lý của họ thì phát hiện có một viên đá màu đen, được gói ghém cẩn thận trong một tấm vải màu vàng.
Qua đấu tranh, 4 đối tượng thừa nhận viên đá trên được gọi là “đá thiên thạch”, có giá 1,7 triệu USD. Mục đích nhóm đối tượng tàng trữ viên đá là để lừa đảo một số đại gia ở các tỉnh thành phía Nam.
Theo đó, nhóm này thừa nhận, đã chiếm đoạt được từ 2 đại gia ở TP.HCM và Cà Mau 100 triệu đồng, là tiền đặt cọc mua đá thiên thạch. Bước đầu công an đã làm rõ vụ chiếm đoạt 50 triệu đồng của đại gia ở Cà Mau, nên làm thủ tục chuyển vụ việc và 4 đối tượng cho công an tỉnh này tiếp tục điều tra, làm rõ.
thiên thạch, lừa đảo, đá quý, đại gia, vào tù, hòn đá, thiên-thạch, lừa-đảo, đá-quý, đại-gia, vào-tù, hòn-đá,
Tang vật... viên đá thiên thạch
Được biết, trong những năm gần đây, ở các tỉnh thành phía Nam nổi lên tình trạng lừa mua bán “đá thiên thạch”, mà các đối tượng lừa đảo tung giá hành triệu USD. Dù công an đã nhiều lần lên tiếng khuyên cáo nhưng vẫn có không ít người, là các đại gia, sập bẫy các nhóm lừa đảo chuyên nghiệp này.
Theo đó các đối tượng lừa đảo chia làm 2 nhóm gồm nhóm có đá thiên thạch để bán và nhóm đóng vai người có nhu cầu mua.
Thủ đoạn là 2 nhóm này giả vờ độc lập, không quen biết nhau, từng bước tiếp cận với nạn nhân. Ví dụ nhóm đóng vai người bán đưa ra giá cho nạn nhân là 1,5 triệu USD cho viên đá thiên thách bé tí. Nhưng nhóm đóng vai người mua đưa ra giá với nạn nhân là 2 triệu USD.
Nạn nhân thấy chỉ cần cú giao dịch sang tay là bỏ túi nửa triệu USD. Do đó đã bỏ tiền ra đặt cọc mua “viên đá thiên thạch”. Thế nhưng vừa nhận được tiền cọc thì các đối tượng lừa đảo phá hợp đồng hoặc bỏ trốn, nạn nhân bị sập bẫy, mất tiền trong kế hoạch được tạo dựng bài bản của các đối tượng lừa đảo.

Theo ANTĐ



Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

MUA PHẢI NHẪN QUÁ ĐẮT Ở THÁI LAN



Độc giả Nguyễn Văn vừa gửi thư đến Tòa soạn phản ánh việc ông và bạn mình mua nhẫn quý trong chuyến du lịch Thái Lan giá rẻ mới đây là mua bực vào mình. Theo ông Nguyễn Văn, việc mua hai chiếc nhẫn trị giá trên dưới 10 ngàn USD mỗi chiếc của ông và bạn mình đúng là thuận mua vừa bán, nhưng ông thấy cần phải lên tiếng để cảnh tỉnh cho khách Việt mỗi khi sang Thái


Một trong hai chiếc nhẫn trị giá gần 10 ngàn USD 
Theo ông Nguyễn Văn, thông qua Công ty CP Du lịch và dịch vụ Hồng Gai, có trụ sở tại 308 Trần Khát Chân, Hà Nội, một hợp đồng hơn 400 triệu đồng để đưa hơn 60 người trong công ty của ông sang Thái Lan du lịch trong 5 ngày đã được thực hiện.
Sẽ không có gì phải nói nếu không có chuyện 2 cái nhẫn được mua tại Cửa hàng vàng bạc đá quý của Công ty world Gems Collection, có trụ sở tại 98 Moo North Pattaya Road Naklua Banglamung Chonburi.
Qua thẩm định ở trong nước và cả ở nước ngoài (Đài Loan) thì giá trị của 2 chiếc nhẫn này đắt gấp 3 lần giá thị trường, cho dù trọng lượng của vàng và đá saphia được ghi trên nhẫn đúng với chỉ số cân đong đo đếm.
Ngay sau khi biết giá trị thật của hai chiếc nhẫn, lãnh đạo công ty ông Nguyễn Văn đã mời đại diện của Công ty du lịch đến làm việc để nhờ hỗ trợ tác động đến phía bán hàng có sự chứng kiến của cơ quan báo chí.
Mọi động thái, lời hứa chắc nịch, làm yên lòng người mua nhẫn đã diễn ra. Thế nhưng mọi việc sau đó rơi vào im lặng, gọi điện, gửi email đều không có hồi âm. Các cụ nói tiền trao cháo múc quả không sai, bắc thang lên mà hỏi ông giời...
Lời cảnh tỉnh cho khách đi du lịch Thái Lan, không nên mua hàng trong các điểm theo tour
Với ông Nguyễn Văn và bạn mình, mỗi ngày đeo nhẫn, niềm vui cứ xen lẫn nỗi buồn. Qua báo Lao động Thủ đô ông Nguyễn Văn và bạn mình muốn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những khách đi du lịch Thái Lan chớ có ham mua hàng ở những điểm mà khách du lịch bắt buộc phải tới trong suốt hành trình.
Tìm hiểu, chúng tôi cũng được biết, nếu khách đi du lịch Thái Lan mà không chịu vào các điểm theo tour thì giá tour sẽ bị đội lên rất nhiều chứ không phải đại trà từ 5-6 triệu đồng như hiện nay.
Điều đó cho thấy giá trị của hàng hóa đã được cộng vào giá tour. Tuy nhiên, việc mua một chiếc nhẫn mà giá trị của nó đắt gấp 3 lần giá thị trường thì quả là bài học cho những ai nhẹ dạ, cả tin.




Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

MỸ HƯỞNG LỢI NHIỀU NHẤT KHI GIÁ VÀNG GIẢM


Tăng cường mua vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia nhưng Nga đã tính toán sai khi giá vàng giảm mạnh, do đó thiệt hại là đương nhiên.


Mỹ thiệt một vì vàng, lợi mười nhờ thuế lạm phát

Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tính đến đầu tháng 8/2015, giá trị vàng dự trữ của Nga chỉ còn khoảng 44,5 tỷ USD, so với 47 tỷ USD giữa tháng 7. Trong khi đó, Trung Quốc giảm từ 61 tỷ USD xuống 58 tỷ USD. Đây là hai quốc gia mua vào nhiều nhất trong 6 năm qua. Dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng gần 60% từ năm 2009, còn tại Nga là gấp đôi.

TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng, các quốc gia trên bị thiệt hại vì vàng là điều dễ hiểu. Theo đó, giai đoạn Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tăng dự trữ vàng mạnh nhất là sau năm 2008, khi đồng USD yếu đi rất nhiều. Tuy nhiên, do chiến lược đẩy mạnh dự trữ vàng dài hạn, các quốc gia này có thể đã bỏ qua giai đoạn giá vàng đạt đỉnh (vào năm 2011) không bán ra, đồng thời nhận định sai về khả năng hồi phục dài hạn của nền kinh tế Mỹ nên tiếp tục mua vàng vào dẫn đến những thiệt hại lớn khi giá vàng xuống dốc và kinh tế Mỹ hồi phục.

Gia vang sut giam: My
Diễn biến giá vàng thế giới trong 30 ngày qua. Ảnh: Kitco
"Việc Nga tăng cường dự trữ vàng trong thời gian qua còn liên quan đến yếu tố chính trị. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga bị Mỹ và các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, do đó việc Nga dự trữ vàng, một loại hàng hóa đặc biệt có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào cũng thúc đẩy Nga tiếp tục gia tăng mua vàng.

Ngay cả Trung Quốc, trong giai đoạn 2000-2007, khi thặng dư thương mại của nước này lớn, giá vàng còn thấp, nhiều học giả Trung Quốc kiến nghị Trung Quốc nên mua vàng. Tương tự, ở giai đoạn này, Nga chưa chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Ukraine, thu được nhiều đô la dầu nhờ xuất siêu mặt hàng này, dự trữ ngoại hối tăng lên.

Cả Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã rút ra được bài học từ các cuộc khủng hoảng của Mỹ vào giai đoạn 1971-1979 hay năm 2008 khiến Washington phải phá giá đồng USD, gây thiệt hại lớn cho các nước này. Bởi thế, các quốc gia trên không dám mạo hiểm chỉ "ôm" USD, thay vào đó họ đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia, chuyển sang dự trữ vàng, đó là một lựa chọn đúng.


Tuy nhiên, Nga và các nước dự trữ vàng chưa lường được biến động giảm mạnh của giá vàng khi USD hồi phục nên việc bị thiệt hại là đương nhiên. Đặc biệt, nếu Nga dự trữ vàng mạnh vào thời điểm sau năm 2009 đầu năm 2010, giá vàng chênh lệch lớn thì thua lỗ rất nặng nề", ông Bình phân tích.

Đối với Mỹ, vị chuyên gia kinh tế này cho rằng, Mỹ bao giờ cũng là nước dự trữ vàng lớn nhất để khẳng định sức mạnh của đồng USD. Hiện đồng USD đang là đồng tiền mạnh nhất thế giới và được dự trữ nhiều nhất. Khi giá vàng giảm, kho vàng của Mỹ cũng bị thiệt hại nhưng theo TS Nguyễn Thanh Bình, Mỹ được lợi rất nhiều từ thuế lạm phát.

"Mỹ là nước hưởng lợi từ thuế lạm phát trên thế giới nhiều nhất. Ví dụ, nếu chúng ta giữ 1 đồng USD trong khi mỗi năm USD mất giá 2% do lạm phát thì mỗi USD ở hải ngoại Mỹ được 2% của tất cả các nước giữ đồng USD. Mỹ có thể thiệt hại vì kho vàng nhưng lợi hẳn mười phần từ thuế lạm phát. Bởi thế, tính tổng thể, Mỹ là quốc gia được hưởng lợi khi họ dùng chính sách đồng USD yếu trong nhiều năm để hồi phục kinh tế".


Giá vàng phản ánh 'sức khỏe' kinh tế Mỹ

Là người nghiên cứu về sự biến động của giá vàng, TS Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong lịch sử giá vàng có 2 lần biến động lớn gắn liền với cuộc khủng hoảng của Mỹ. Đầu tiên là vào những năm 1971-1979, giá vàng biến động tăng khoảng 6 lần do Mỹ khủng hoảng ngân sách khi tiến hành cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Thời điểm đó Mỹ bỏ chế độ bản vị vàng khiến đồng USD bị phá giá, đẩy giá vàng tăng mạnh. Sau đó giá vàng ổn định và biến động với biên độ thấp trong gần 30 năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2003 giá vàng tăng trở lại khi USD yếu đi do Mỹ mở rộng cung tiền và khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.

"Nhìn lại lịch sử giá vàng có thể thấy giá vàng tăng đồng nghĩa với đồng USD bị yếu đi. Giá vàng lên đỉnh vào năm 2011 (hơn 1.920 USD/oz) rồi từ đó tiếp tục đổ dốc. Bởi vậy, có thể dự báo rằng, hàng thập kỷ nữa giá vàng mới có thể vượt lên mức trên 2.000 USD/ounce và những cú sốc giá vàng chỉ xảy ra khi kinh tế Mỹ bị yếu đi.

Giá vàng bao giờ cũng gắn với nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ. Trong khoảng 5 năm gần đây, nền kinh tế Mỹ có xu hướng phục hồi và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang dự kiến tăng lãi suất cho vay. Nếu Mỹ nâng lãi suất lên đồng nghĩa với việc USD sẽ lên giá, giá vàng và các đồng tiền khác có xu hướng giảm. Các đồng tiền khác nếu không muốn giảm giá thì sẽ như Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ", TS Nguyễn Thanh Bình phân tích.

Lý giải nguyên nhân giá vàng có xu hướng phục hồi trở lại trong những ngày qua, TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng: "Giá vàng khi xuyên qua được ngưỡng hỗ trợ 1.200 USD/ounce thì có xu hướng hồi phục. Hơn nữa, động thái phá giá đồng nhân dân tệ trong 3 ngày liên tiếp ở mức kỷ lục hơn 4,6% của Trung Quốc vừa qua đã kéo giá vàng lên mạnh bởi Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới, là nước dự trữ vàng và có mức tiêu thụ vàng lớn trên thế giới.

Ở Việt Nam, thị trường vàng cũng lập tức tăng mạnh. Tuy nhiên, những người mua vàng cần phải lưu ý rằng, khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và thông tin đó được công bố thì nó đã trở thành thông tin cũ. Nếu người Việt Nam bây giờ đổ xô đi mua vàng thì khả năng thất bại cao vì đó là tâm lý đám đông và thị trường đã điều chỉnh giá ngay khi công bố thông tin".

Vị chuyên gia này phán đoán, giá vàng thế giới sẽ bị kháng cự rất mạnh ở ngưỡng 1.200 USD/ounce nên việc kỳ vọng tăng giá vàng trên ngưỡng này trong ngắn hạn là rất khó.


Theo Đất Việt





Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

NGƯỜI NHẬT BÁN THÁO KIM CƯƠNG

Người Nhật Bản đang bán số trang sức kim cương với tốc độ kỷ lục để đổi lấy tiền mặt. Phần lớn số đá quý này vào tay khách mua ở Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ.
Hãng tin Bloomberg cho biết, hoa tai và nhẫn kim cương là một phần không thể thiếu của thời trang cao cấp ở Nhật trong thập niên 1980 và 1990. Tuy vậy, sức hấp dẫn của kim cương đối với người Nhật đã suy giảm cùng với sự lão hóa của dân số và sự đi xuống của nền kinh tế.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật, nước này tuy không có mỏ kim cương nào, và từng là quốc gia mua kim cương nhiều thứ nhì thế giới cách đây 1 thập niên, nhưng lượng kim cương xuất khẩu của Nhật từ đầu năm đến nay đã tăng 77%.
“Tôi muốn có tiền để đi du lịch và ăn uống hơn là cất nhẫn kim cương trong tủ”, bà nội trợ Mitsuko, 64 tuổi, nói sau khi bán chiếc nhẫn kim cương 2 carat tại cửa hiệu Komehyo ở Tokyo.
Không tiết lộ bán được chiếc nhẫn với giá bao nhiêu, Mitsuko chỉ nói, số tiền bà nhận được là ít hơn số đã bỏ ra cách đây 30 năm, để mua chiếc nhẫn.

Sức hấp dẫn của kim cương đối với người Nhật đã suy giảm cùng với sự lão hóa của dân số và sự đi xuống của nền kinh tế.

Với dân số giảm và số người hưu trí gia tăng, thị trường hàng đã qua sử dụng (second-hand) của Nhật được dự báo sẽ phát triển mạnh, khi người dân đem bán những món hàng xa xỉ đã mua trong những năm kinh tế phát triển mạnh.
Xu hướng này phù hợp với chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe, về khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn, tiết kiệm ít đi, nhằm vực dậy tăng trưởng.
Vào năm 2013, khoảng 25% dân số Nhật là những người trên 65 tuổi, tăng từ mức 12% vào năm 1990, theo Cơ quan Thống kê Nhật Bản.
Đối với nhiều người như bà Mitsuko, bán đồ xa xỉ lấy tiền đồng nghĩa với việc loại bỏ những thứ không còn cần thiết, để sống đơn giản hơn theo phương châm được gọi là “danshari”.
Đối với nhiều người như bà Mitsuko, bán đồ xa xỉ lấy tiền đồng nghĩa với việc loại bỏ những thứ không còn cần thiết, để sống đơn giản hơn theo phương châm được gọi là “danshari”.
Một số người khác bán nữ trang để thực hiện phương châm “shukatsu”, tức chuẩn bị cho cái chết của chính mình.
Từ năm 2009 tới nay, thị trường hàng cao cấp đã qua sử dụng ở Nhật Bản tăng trưởng đều đặn mỗi năm khoảng 10%, đạt doanh thu khoảng 12,1 tỷ USD.
Cùng với đó, số cửa hiệu được phép giao dịch hàng đã qua sử dụng gồm kim loại quý, trang sức, quần áo... tăng 23% trong 10 năm trở lại đây, lên 741.045 hiệu.
Chuỗi cửa hiệu chuyên mua đồ cũ Komehyo thành lập ở Nagoya vào năm 1947, ban đầu có 5 cửa hiệu, đến nay đã có 24 cửa hiệu.
Đồng Yên suy yếu cũng khiến kim cương và nữ trang ở Nhật hấp dẫn hơn đối với du khách nước ngoài. Trong 12 tháng qua, đồng yen đã giảm giá 18% so với USD.

Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu kim cương của Nhật đạt 38.032 carat, tăng 77% so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức cao nhất kể từ năm 2007.
Kim ngạch xuất khẩu kim cương của nước này trong 4 tháng đạt 3,01 tỷ Yên, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ và Hong Kong hiện là hai thị trường xuất khẩu kim cương lớn nhất của Nhật, mỗi thị trường chiếm khoảng 1/3 tổng lượng kim cương mà Nhật xuất khẩu.
Theo số liệu của công ty kim cương lớn nhất thế giới về doanh số De Beers, Trung Quốc là thị trường kim cương tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2014, sau Mỹ.
Nhật Bản - nước mua nhiều kim cương thứ nhì thế giới trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - hiện tụt xuống vị trí thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Anh Vaibhav Bhandari, 24 tuổi, một nhà giao dịch kim cương người Nhật gốc Ấn, mua kim cương khoảng 4 lần mỗi tháng tại các cuộc bán đấu giá tại chợ bán buôn kim cương Okachimachi ở Tokyo, để bán cho các tiệm nữ trang ở Mumbai và Hồng Kông.
“Chúng tôi có thể mua kim cương đã qua sử dụng ở Nhật với giá rẻ hơn khoảng 15% so với kim cương mới có cùng chất lượng ở Ấn Độ”, Bhandari cho biết. Theo anh Bhandari, một khi kim cương cũ đã được đánh bóng, thì người tiêu dùng không thể phân biệt được chúng với những viên kim cương mới.
Trong bối cảnh trên,ngày càng có nhiều người buôn bán đá quý, quần áo hay các sản phẩm khác đã qua sử dụng.





Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

HẰNG TRĂM NGƯỜI TÌM KIM CƯƠNG HAI NGÀY




Trong lúc gia công làm văng mất viên kim cương thô trị giá 2 triệu đồng ra, nữ nhân viên cùng hàng trăm công nhân khác bị Phó tổng giám đốc người Nhật yêu cầu ở lại tìm đến nửa đêm và kéo dài nhiều ngày sau.
Các công nhân đình công. Ảnh: Hải Thuận.
Các công nhân đình công trước công ty
Trưa 13/8, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Rydiam Sài Gòn (chuyên gia công chế tác kim cương, quận Gò Vấp, TP HCM) đình công, phản đối một số yêu cầu của lãnh đạo, trong đó có việc tìm viên kim cương đã mất cách nay 6 ngày. 
Theo nữ công nhân tên Hà (38 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh), trưa 7/8, khi cô đang gia công thì bất ngờ viên kim cương thô (trị giá khoảng 2 triệu đồng) văng ra khỏi đĩa quay. Cô đã cố gắng tìm kiếm nhưng không được.
Đến chiều, khi hết giờ làm, Phó tổng giám đốc người Nhật Akira Sato yêu cầu toàn thể hơn 300 nhân viên công ty ở lại tìm đến 23h, đóng cửa công ty không cho ai ra về. Người nhà của các công nhân bức xúc đã gọi điện báo công an phường.
Sau khi lực lượng chức năng có mặt, các công nhân được mở cửa cho về. Riêng chị Hà vẫn ở lại làm biên bản với công an hơn một giờ nữa. Hôm sau dù là ngày nghỉ nhưng mọi người được yêu cầu tiếp tục đến tìm kiếm viên kim cương nhưng vẫn không thấy. Những ngày qua trong khi các công nhân làm việc, chị Hà vẫn bị bắt tìm tài sản thất lạc.
Theo các công nhân, Phó tổng giám đốc không thống nhất việc trả tiền tăng ca cho họ trong thời gian tìm kiếm, mà còn đưa ra những chính sách cắt thưởng nếu ai làm văng kim cương ra ngoài hoặc không chuyên cần.
Cụ thể, nếu ai làm văng kim cương ra ngoài (nhưng không mất) lần đầu sẽ cắt thưởng 100.000 đồng, lần thứ 2 là 200.000 đồng. Một tháng nghỉ 3 ngày sẽ cắt một phần tiền thưởng, xem xét thưởng cuối năm ở mức lương cơ bản (3,3 triệu đồng mỗi tháng). Hiện tổng thu nhập của một công nhân 5-6 triệu đồng mỗi tháng tùy theo năng suất làm việc.
Trao đổi VnExpress, bà Nguyễn Hồ Đông Nhi, trợ lý của ông Akira Sato cho biết, sự việc xảy ra là do hiểu nhầm, chưa thống nhất giữa công nhân và lãnh đạo công ty. Sau khi làm việc với Liên đoàn lao động, công an, nghe công nhân trình bày nguyện vọng, công ty đã bỏ quy định về mức phạt, chính sách tiền thưởng của công nhân vẫn như cũ. Ngày mai các công nhân sẽ đi làm bình thường.
"Vì muốn công nhân có trách nhiệm hơn với việc bảo quản kim cương cũng như tài sản công ty nên tôi mới yêu cầu như vậy. Đối tác giao 1.000 viên kim cương cho công ty gia công thì muốn nhận lại số lượng thành phẩm như thế. Giá trị của viên kim cương là một phần nhưng vì uy tín của công ty nên việc bảo quản đầy đủ khi giao lại cho đối tác là điều quan trọng nhất. Cho nên lãnh đạo muốn các nhân viên của công ty hỗ trợ cùng nhau tìm kiếm", bà Nhi nói.

Theo Vnxepress